Kiến thức chuyên sâu
/images/faq/banner.jpg
04/06/2024

Sự khác biệt giữa keo trám silicone và keo epoxy

Keo trám silicone và keo epoxy là hai loại keo phổ biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nội dung bài viết

  • 1. Keo trám silicone và keo epoxy?
    • 1.1 Keo trám silicone
    • 1.2 Keo epoxy
    • 1.3 Sự khác biệt giữa keo trám silicone và keo dán epoxy
  • 2. Ứng dụng của keo trám silicone và keo dán epoxy
    • 2.1 Những trường hợp sử dụng keo trám silicone
    • 2.2 Những trường hợp sử dụng keo epoxy
  • 3. Tổng kết

Tuy nhiên, hai loại keo này có những điểm khác biệt về thành phần, tính chất và ứng dụng, khiến cho nhiều người khó đưa ra sự lựa chọn. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa keo trám silicon và keo epoxy một cách đơn giản, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho dự án của mình. 

1. Keo trám silicone và keo epoxy?

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa keo trám silicon và keo epoxy hãy cùng tìm hiểu về khái niệm cơ bản của từng loại keo và tìm hiểu hiểu chi tiết về sự khác biệt giữa hai loại sản phẩm này. 

1.1 Keo trám silicone

Chất keo Apollo mang đến sự ưu việt với độ bám dính vật liệu được hàng triệu chủ nhà tin dùng để ngôi nhà luôn vững chắc qua năm tháng 

Keo trám silicon là loại chất trám trét kết dính điền đầy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, nội ngoại thất. Loại chất trám này có khả năng bám dính tốt, chống thấm tốt và có khả năng chịu nhiệt, chống lại tác động của thời tiết và các loại hóa chất. 

1.2 Keo epoxy

Keo Epoxy là loại keo dán hai thành phần, bao gồm nhựa resin và chất đóng rắn, dùng để dán dính các bề mặt vật liệu với nhau. Khi trộn hai thành phần này, chúng sẽ tạo ra phản ứng hóa học, làm cho keo cứng lại và tạo thành liên kết chắc chắn giữa các bề mặt được dán. Mối liên kết cộng hóa trị của nhựa resin và chất xúc tác sẽ quyết định độ bền chắc và khả năng kết dính của keo epoxy. Keo Epoxy có thể dán dính tốt với nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm kim loại, nhựa, gỗ, đá, thủy tinh…

1.3 Sự khác biệt giữa keo trám silicone và keo dán epoxy

Apollo Silicone sự hoàn hảo với công thức chuyên biệt giúp công trình trở nên chắc chắn và bền đẹp với thời gian

Một số yếu tố sau đây sẽ giúp bạn phân biệt keo trám silicon và keo dán epoxy để có thể lựa chọn chất trám trét phù hợp cho công trình.

  • Tính linh hoạt: Keo silicone là sự lựa chọn ưu tiên trong nhiều ứng dụng có độ linh hoạt và yêu cầu khả năng chịu nhiệt độ tốt. 

  • Khả năng chống thấm: Mặc dù keo epoxy có khả năng chống thấm nước nhưng chúng sẽ không có khả năng chống ẩm tốt như keo silicone. 

  • Tính chất cơ học: Keo silicone giống như cao su nhưng bền và dẻo. Trong đó Epoxy lại giống thủy tinh hoặc nhựa cứng hơn sau khi khô hoàn toàn. 

2. Ứng dụng của keo trám silicone và keo dán epoxy

Với các vị trí thi công khác nhau sẽ có những yêu cầu vật liệu gắn kết khác nhau, dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất cho hai loại sản phẩm: keo silicone và epoxy.

2.1 Những trường hợp sử dụng keo trám silicone

Apollo A500 đem lại khả năng trám kín khu vực bồn rửa bát bị ẩm mốc, thấm nước

Được đánh giá cao bởi tính linh hoạt và khả năng chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi trường tốt, keo trám silicon rất lý tưởng cho các ứng dụng cần phải chịu nhiệt, chịu thời tiết hoặc khu vực có độ ẩm cao cả trong nhà và ngoài trời. Vậy keo silicon dán được gì?

  • Trám trét khe hở: Bịt kín các mối nối, khe hở trên tường, trần nhà... 

  • Chống thấm nước: Hiệu quả cao khi sử dụng tại các khe hở cần bịt kín trong phòng tắm, nhà vệ sinh và các khu vực ngoài trời nhờ vào khả năng chống thấm cao như sử dụng làm keo dán mái tôn chống dột, keo chống thấm bồn cầu, lavabo, bồn rửa chén...

  • Trang trí/sửa chữa nhà: Keo silicone được sử dụng để trám trét các vết nứt, khe hở trong quá trình sửa chữa nhà. Sử dụng trong quá trình trang trí, làm đồ handmade... 

Với tính linh hoạt cao, mang lại hiệu quả vượt trội, keo trám silicon là lựa chọn hoàn hảo trong ứng dụng bịt kín các khe hở vật liệu

2.2 Những trường hợp sử dụng keo epoxy

Keo dán epoxy có đặc trưng là độ cứng và đặc tính thuận tiện cho các dự án đòi hỏi liên kết bền vững và có cấu trúc cố định. Do đó sản phẩm này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: 

  • Liên kết kết cấu: Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng để nối các dầm kim loại, gắn các kết cấu và sửa chữa vết nứt trong bê tông. 

  • Ốp lát: Với khả năng chống ẩm và tác động của hóa chất nên keo Epoxy trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các khu vực như phòng tắm và nhà bếp, giúp ngăn ngừa các vết bẩn và hư hỏng do nước. 

  • Sửa chữa đồ gỗ và đồ nội thất: Epoxy rất hữu ích trong việc sửa chữa đồ gỗ và ghép nối các bộ phận bằng gỗ lại với nhau. 

3. Tổng kết

Hiện nay các loại keo silicone và keo epoxy trên thị trường có nhiều mẫu mã và đến từ nhiều thương hiệu khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Chính vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên lựa chọn chất trám, chất dán dính phù hợp. 

Có thể thấy các loại keo trám silicon có khả năng gắn kết, bít trám vật liệu cực kỳ tốt. Để tối ưu các tác dụng của loại chất trám kết dính này bạn nên cân nhắc lựa chọn thương hiệu uy tín.

Apollo Silicone tự hào mang đến cho bạn những giải pháp trám bít tiên tiến, giúp gắn kết mọi thứ hoàn hảo và bền vững. Với khả năng bám dính chắc chắn, độ bền gần như đồng nhất với vật liệu, Apollo Silicone tạo nên sự liên kết hoàn hảo, đảm bảo độ kín khít và chống chịu mọi tác động từ môi trường.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

(2 đánh giá)
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Giải đáp lý do vì sao keo Apollo A300 được thợ dán kính ưa chuộng?
Giải đáp lý do vì sao keo Apollo A300 được thợ dán kính ưa chuộng?
28/02/2024
Keo Apollo Bond có gì khác biệt so với keo silicone
Keo Apollo Bond có gì khác biệt so với keo silicone?
21/03/2024
Tìm hiểu tính chất của dòng keo bọt Apollo PU Foam
Tìm hiểu tính chất của dòng keo bọt Apollo PU Foam
17/04/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Keo trám silicone và keo epoxy?
    • 1.1 Keo trám silicone
    • 1.2 Keo epoxy
    • 1.3 Sự khác biệt giữa keo trám silicone và keo dán epoxy
  • 2. Ứng dụng của keo trám silicone và keo dán epoxy
    • 2.1 Những trường hợp sử dụng keo trám silicone
    • 2.2 Những trường hợp sử dụng keo epoxy
  • 3. Tổng kết