Bật mí những cách chống thấm mái nhà đúng kỹ thuật với keo Apollo Silicone
Nội dung bài viết
- 1. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thấm nước ở mái nhà
- 2. Phương pháp chống thấm mái nhà cho không gian sống luôn an toàn và vững chãi
- 2.1 Màng chống thấm bitum
- 2.2 Chống thấm với keo silicone
- 3. Kết luận
Trong bài viết này, Apollo Silicone cung cấp cái nhìn tổng quan về cách chống thấm mái nhà hiệu quả, đạt chuẩn giúp bảo vệ tổ ấm của gia đình luôn được bền vững và chắc chắn nhất.
1. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thấm nước ở mái nhà
Tình trạng thấm dột trên mái nhà không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc của trần và tường nhà. Để tránh tình trạng trên xảy ra thì việc tìm ra nguyên nhân và xác định vị trí rò rỉ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây, cùng Apollo Silicone điểm qua một số yếu tố phổ biến gây ra tình trạng trên:
Độ dốc của mái
Phần mái được đặt tại vị trí có độ dốc không phù hợp hoặc máng xối nước ở phía dưới bị kẹt có thể khiến nước đọng lại, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước trên mái nhà.
Diềm mái tôn bị mòn
Sau một thời gian sử dụng, phần diềm mái tôn bị hư hỏng do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường. Điều này dễ gây ra tình trạng nước thấm vào phần mái nhà và gây ra tình trạng rò rỉ.
Lớp lót bị hư hỏng
Đối với một số ngôi nhà sử dụng mái bê tông thì giữa hệ thống xà gồ và lớp bê tông thường sẽ được liên kết với nhau bởi một lớp lót nhằm bảo vệ lớp bê tông không bị thấm nước từ mối nối giữa các tấm xà gồ. Khi lớp lót có dấu hiệu bị hư hỏng sẽ khiến mái nhà bị rò rỉ nước.
Máng xối bị nghẹt
Điều này có thể dễ dàng nhận biết được khi trời mưa vì máng xối bị nghẹt sẽ khiến cho việc thoát nước trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc làm sạch máng xối thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong mùa mưa.
Ống khói hư
Đây cũng là vị trí rất dễ bị ngấm nước nếu không thường xuyên kiểm tra. Đối với những hộ gia đình sử dụng ống khói bằng gạch rất dễ gặp phải tình trạng mối nối giữa các viên gạch bị nứt và gây ra tình trạng rò rỉ nước vào không gian nội thất bên trong.
Sử dụng keo silicon chống thấm kém chất lượng
Nếu sử dụng chất keo kém chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống thấm của công trình. Vì vậy, gia chủ nên lựa chọn chất keo xịn, chính hãng từ thương hiệu uy tín để mang lại hiệu quả thi công tốt nhất.
2. Phương pháp chống thấm mái nhà cho không gian sống luôn an toàn và vững chãi
Chống thấm mái nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những vấn đề như rò rỉ nước hay ẩm mốc. Dưới đây là những phương pháp chống thấm mái nhà phổ biến hiện nay mà bạn có thể áp dụng.
2.1 Màng chống thấm bitum
Màng bitum còn có tên gọi khác là vải bitum hay màng chống thấm gốc bitum, là sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm. Với những ưu điểm như bám dính tốt, chống mài mòn, chống va đập hiệu quả nên phương pháp này thường được ứng dụng để thi công chống thấm cho một số khu vực như mái nhà, sân thượng, tầng hầm...
Màng chống thấm bitum thường gồm 2 loại chính là màng khò nóng và màng tự dính. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Vậy nên chủ nhà cần dựa vào nhu cầu của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.
2.2 Chống thấm với keo silicone
Các khe nứt nhỏ trên mái nhà, ống khói hoặc những lỗ đinh cố định đối với mái tôn thường rất dễ bị bỏ qua trong quá trình sử dụng. Trong khi đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro rất lớn khiến mái nhà xuống cấp và dễ gặp phải tình trạng rò rỉ nước.
Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng keo silicon chống thấm nước là giải pháp được áp dụng phổ biến hiện nay tại các vị trí khác nhau như vết nứt trên mái ngói, bê tông, gạch, mái tôn... Quy trình thực hiện gồm các bước:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công
Sử dụng các dụng cụ như chổi, cọ hoặc bàn chải và dung dịch vệ sinh bề mặt phù hợp để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên bề mặt thi công.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công
Tiếp theo, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như súng bắn keo, keo chống thấm Apollo A500, dao rọc giấy, vòi bắn keo, bật lửa và băng keo.
Bước 3: Thi công chống thấm
Đối với các vết nứt, khe hở trên mái nhà: Tiến hành trám kín những vết nứt trên tường, mái nhà để hạn chế tình trạng nước mưa thấm dột ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của ngôi nhà.
Đối với lỗ đinh cố định mái tôn: Đặt vòi keo lên trên đinh vít và tiến hành bắn keo xung quanh viền nơi bắn vít để tạo thành lớp gioăng chống thấm hiệu quả.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Chờ keo khô hoàn toàn trong khoảng từ 24 đến 48 giờ và tiến hành kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo không xảy ra tình trạng rò rỉ nước.
Để giúp công trình luôn bền đẹp bất chấp mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các vị trí trên mái nhà thì chủ nhà cần lựa chọn chất keo silicon chống thấm chính hãng, uy tín. Apollo Silicone với “Cực phẩm chống thấm” Apollo A500 là sự lựa chọn tối ưu và đáng tin cậy, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền và tính linh hoạt cao, khả năng chống chịu tốt trước nắng mưa mà vẫn đảm bảo tuổi thọ và độ bền cao, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình dài lâu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Keo Apollo A500 - Giải pháp trám con lươn mái tôn hiệu quả
3. Kết luận
Những cách chống thấm mái nhà được gợi ý trong bài viết trên sẽ giúp giải quyết bài toán chống thấm hiệu quả. Để xử lý tận gốc vấn đề này thì từng bước trong công đoạn chống thấm cần được chú trọng bao gồm các khâu chính như lựa chọn thợ thầu tay nghề cao, thi công đúng kỹ thuật và lựa chọn chất keo chống thấm xịn của Apollo Silicone. Là chủ nhà có tâm, hãy lựa chọn chất keo tốt, chính hãng để giải quyết triệt để ẩm mốc và bảo toàn chất lượng cho không gian sống của chính mình.
Để giúp người dùng tránh mua phải hàng giả kém chất lượng, Apollo Silicone đã tiên phong cho ra mắt ứng dụng Apollo Silicone được tích hợp tính năng quét mã QR giúp người dùng nhận biết và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm chất trám silicone dễ dàng, tiện lợi hơn. Tải ứng dụng và trải nghiệm ngay!
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thấm nước ở mái nhà
- 2. Phương pháp chống thấm mái nhà cho không gian sống luôn an toàn và vững chãi
- 2.1 Màng chống thấm bitum
- 2.2 Chống thấm với keo silicone
- 3. Kết luận