Cách dùng keo silicon chống thấm ngoài trời Apollo A500 lợp mái hiên với tấm lấy sáng Polycarbonate
Nội dung bài viết
- 1. Khi thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate cần sử dụng loại silicon chống thấm ngoài trời như thế nào?
- 2. Những ưu điểm của silicon chống thấm ngoài trời Apollo A500 khi dùng để lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate
- 3. Hướng dẫn thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate với Apollo A500
- 4. Tổng kết
Trong bài viết sau đây, Apollo Silicone sẽ giúp bạn biết được các bước sử dụng chất trám silicone chống thấm ngoài trời Apollo A500 để thi công lợp mái hiên với tấm lấy sáng Polycarbonate giúp đảm bảo an toàn và độ bền cho mái hiên nhà bạn.
1. Khi thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate cần sử dụng loại silicon chống thấm ngoài trời như thế nào?
Tấm lấy sáng Polycarbonate có khả năng chống tia cực tím tới 99,9%, nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng thường đi qua. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã tin tưởng sử dụng vật liệu này cho phần mái lấy sáng, mái nhà kính, giếng trời, mái nhà xe, mái hiên…
Để thi công tấm lấy sáng Polycarbonate chất lượng thì thợ thầu cần sử dụng silicon chống thấm ngoài trời đáp ứng những yêu cầu sau:
Chống thấm tốt, chịu nhiệt tốt, không bị rò rỉ nước vào bên trong không gian trong nhà.
Bám dính tốt, đảm bảo các mối nối có thể gắn kết bền chắc và không ảnh hưởng tới chất lượng, hay độ bền.
Đàn hồi cao, nên ít bị tác động bởi nhiệt độ thay đổi thất thường ở khu vực ngoài trời.
Tiện dụng, dễ dàng thi công, chỉ cần có súng bắn keo là có thể thi công tại các vị trí mình muốn. Không có rủi ro, các vấn đề về an toàn khi tiến hành bắn keo tại các vị trí cần thiết.
2. Những ưu điểm của silicon chống thấm ngoài trời Apollo A500 khi dùng để lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate
Thẩm mỹ cao
Nhờ vào các mối nối, chất keo silicone A500 có thể giúp các vết nứt được trám kín, đảm bảo đẹp mắt về tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó sản phẩm có màu trắng trong nên có thể ứng dụng tại nhiều vị trí, có màu sắc và thiết kế khác nhau. Ví dụ như các vị trí thi công ngoài trời, phía hiên nhà, hay những công trình trang trí trong khuôn viên có không may rạn nứt thì khách hàng có thể dùng silicon chống thấm ngoài trời để đảm bảo được trám kín, không làm vết nứt rộng thêm.
Đàn hồi tốt giúp bảo vệ mối nối mái hiên qua năm tháng
Keo silicon chống thấm ngoài trời của Apollo có sự đàn hồi tốt, chịu được tác động khắc nghiệt của thời tiết. Đảm bảo được việc không bị ăn mòn trong, không bị co giãn khi tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra, keo còn có khả năng khô nhanh khi gặp không khí, không bị tác động từ tia cực tím làm ảnh hưởng tới độ bền của keo.
Chống nước và chịu nhiệt cực tốt chống lại nắng mưa
Sản phẩm keo silicon chống thấm ngoài trời có khả năng chống thấm nước cực tốt. Không bị bong tróc dù chịu tác động của nước nên khách hàng không cần lo lắng về việc keo bị bong tróc.
Tiện dụng
Sản phẩm keo silicon chống thấm ngoài trời này rất tiện dụng. Bất kỳ ai cũng có thể thao tác cùng với sản phẩm, cho ra các vết trám hoàn thiện và ít lỗi nhất. Chỉ với một chiếc súng bắn keo, khách hàng có thể tự tay thi công gắn keo, trám tại nhiều vị trí trong nhà, trong công trình của mình.
3. Hướng dẫn thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate với Apollo A500
Để có thể có một mái hiên đẹp thì quá trình thi công gắn kết giữa các tấm nhựa lấy sáng là vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, trong nội dung dưới đây, Apollo Silicone sẽ hướng dẫn bạn cách thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate dễ dàng bằng Apollo Silicone A500.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh bề mặt
Để chất trám phát huy tối đa tác dụng và giúp quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi. Thì trước khi thi công gắn keo, bạn cần làm sạch, vệ sinh kỹ càng bề mặt định gắn keo.
Bước 2: Chuẩn bị thi công
Chuẩn bị các vật vật dụng bao gồm có keo, súng bắn keo, giẻ lau để lau các vết keo dư trước khi keo khô.
Bước 3: Thi công
Xác định rõ chỗ cần trám keo để không bị dư nhiều keo ra bên ngoài. Sau đó dùng súng bắn keo bắn trực tiếp lên khe hở cần gắn kết.
Bước 4: Chờ khô và nghiệm thu
Sau khi keo tiếp xúc với không khí bề mặt keo sẽ nhanh chóng khô ngay sau đó. Tuy nhiên, chất keo cần 20 - 24 giờ để lưu hóa hoàn toàn, do đó bạn cần hạn chế tác động lực mạnh lên vật liệu trong khoảng thời gian này để vết trám keo phát huy tối đa tác dụng.
Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cao cấp nên chất keo Apollo Silicone có nhiều ưu điểm về độ bền, sức chịu đựng sự khắc nghiệt từ môi trường, nhiệt độ. Vì thế, sản phẩm keo silicon chống thấm ngoài trời của Apollo hay các dòng keo khác của hãng đều được khách hàng đánh giá cao trong quá trình sử dụng.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 5 loại keo silicone chống thấm dột và chống nước tốt nhất
4. Tổng kết
Chúng tôi tin rằng với hướng dẫn trên, bạn đã nắm vững cách sử dụng keo silicon chống thấm ngoài trời, đặc biệt là sản phẩm Apollo Silicone A500, để thi công lợp mái hiên với tấm lấy sáng Polycarbonate. Apollo Silicone không chỉ mang lại sự đa dạng về sản phẩm mà còn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, các sản phẩm của Apollo Silicone được sử dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều nhu cầu trám trét khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, thương hiệu Apollo Silicone cung cấp ứng dụng Apollo Silicone, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và tiện ích phục vụ nhu cầu của bạn. Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên thân chai keo giúp khách hàng kiểm tra tính xác thực của sản phẩm một cách dễ dàng. Hãy tải ngay ứng dụng Apollo Silicone để cập nhật thông tin mới nhất và trải nghiệm những tiện ích độc đáo mà chúng tôi mang lại!
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Khi thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate cần sử dụng loại silicon chống thấm ngoài trời như thế nào?
- 2. Những ưu điểm của silicon chống thấm ngoài trời Apollo A500 khi dùng để lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate
- 3. Hướng dẫn thi công lợp mái hiên bằng tấm lấy sáng Polycarbonate với Apollo A500
- 4. Tổng kết