Ưu điểm khi dùng keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 trám mối nối vách kính ban công
Nội dung bài viết
- 1. Keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 sẽ mang lại ưu điểm gì cho mối nối vách kính ban công ngoài trời
- 2. Các lưu ý khi thi công trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
- 3. Cách trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
- 4. Tổng kết
Để đảm bảo độ bền cho vách kính ban công, việc lựa chọn và thi công keo dán kính cường lực ở ngoài ban công là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn ưu điểm khi dùng keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 trám mối nối vách kính ban công và các lưu ý khi thi công với sản phẩm này.
1. Keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 sẽ mang lại ưu điểm gì cho mối nối vách kính ban công ngoài trời
Những ưu điểm nổi bật của chất trám silicone Apollo A300 có thể kể đến như:
Khả năng chống chịu thời tiết cực tốt
Chất keo có khả năng chịu được nhiệt độ cao từ -50°C đến 150°C, không bị co ngót hay rạn nứt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra keo silicon này cũng có khả năng chịu được nắng, mưa, nhiệt độ, tia cực tím, ozon… chống chịu tốt trước thời tiết, bảo vệ chất lượng cho mối nối.
Độ đàn hồi cao và bám dính cực tốt
Với khả năng đàn hồi cao, Apollo A300 sẽ bảo vệ vách kính ban công khỏi sự dịch chuyển hay tác động lực từ bên ngoài. Keo silicone Apollo A300 còn có khả năng bám dính tốt với hầu hết các loại vật liệu như kính, kim loại, gỗ, nhựa… nên được ứng dụng trong rất nhiều hạng mục dự án.
Không bị ố vàng, phai màu
Dòng sản phẩm Apollo Silicone A300 có bảng màu đa dạng cho người dùng tha hồ chọn lựa tùy nhu cầu thẩm mỹ. Những mối nối được trám bằng keo silicon chống nước này sẽ không bị ố vàng hay phai màu sau một thời gian đưa vào sử dụng. Điều này đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình và không cần phải thay mới hay bảo trì.
Không bị hao mòn, dễ thi công
Với ưu điểm tiện dụng, không cần pha trộn phức tạp như các loại chất trám truyền thống thì Apollo Silicone A300 có thể tối ưu hiệu quả thi công và tiết kiệm chi phí lẫn thời gian thực hiện. Đặc biệt với những dự án yêu cầu thời gian hoàn thiện nhanh chóng thì sản phẩm này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.
2. Các lưu ý khi thi công trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
Vệ sinh thật kỹ bề mặt mối nối trước khi thi công
Bạn cần loại bỏ các vết bụi bẩn, dầu mỡ, sơn, keo cũ... trên bề mặt mối nối vách kính ban công bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Bạn cũng cần đảm bảo bề mặt mối nối khô ráo và không còn tạp chất đọng lại.
Để mối nối khô hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng
Bạn cần chờ cho keo khô hoàn toàn theo thời gian quy định, thường là từ 24 - 48 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm. Bạn không nên chạm vào hay di chuyển mối nối khi keo chưa khô, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bền của mối nối và khả năng bám dính của keo.
Không nên bắn keo quá dày
Bạn không nên bắn keo quá dày vào mối nối vách kính ban công, vì điều này sẽ làm lãng phí keo và khó khô. Bạn chỉ nên bắn keo đủ để lấp đầy các khe hở của mối nối, không nên để keo tràn ra ngoài.
Nên chừa khoảng 3-5mm để trám keo silicone vào mối nối vách kính ban công
Điều này sẽ giúp độ đàn hồi và bám dính của keo được phát huy tối đa. Bạn cũng nên dùng băng dính che các vị trí không cần thiết xung quanh mối nối trước khi dùng keo dán kính cường lực để thi công, tránh keo dính vào những nơi không mong muốn.
>>> Xem thêm: Keo silicone là gì? Các loại keo silicone phổ biến hiện nay của Apollo
3. Cách trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
Những bước thi công trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính silicone sẽ được gửi đến bạn ngay sau đây.
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị công cụ thi công
Trước tiên, bạn cần vệ sinh bề mặt mối nối và chuẩn bị công cụ hỗ trợ như súng bắn keo, các dung dịch vệ sinh chuyên dụng, găng tay và khăn lau. Những tạp chất còn sót lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả bám dính của keo Apollo A300. Vì thế bạn cần đảm bảo bề mặt mối nối kính đã được làm sạch hoàn toàn không còn bám bẩn hay nước đọng.
Bước 2: Chuẩn bị thi công
Cắt vòi bơm của chai keo silicone Apollo A300 sao cho đường kính vòi keo phù hợp với kích thước của mối nối vách kính. Hơ qua lửa để vòi bắn keo mềm hơn, dễ bóp thành hình dạng dẹp. Sau đó bạn có thể dùng dao cắt đi phần vòi bắn keo bị hơ cháy và điều chỉnh vòi bắn keo cho phù hợp với kích thước của vách kính.
Bước 3: Thi công
Lắp chai keo silicon dán kính vào súng bắn keo theo hướng dẫn sử dụng, sau đó gắn vòi bơm vào và bắt đầu thi công. Khi trám keo, bạn chỉ cần nhẹ nhàng di chuyển súng bắn keo và bóp nhẹ cò súng để đẩy chất keo silicone vào khe hở vách kính cần trám. Sau khi thi công xong, bạn có thể dùng dao rọc giấy hoặc que gỗ để làm phẳng mối nối.
Bước 4: Chờ keo khô và nghiệm thu công trình
Thời gian khô của keo silicon chống nước phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ và độ dày của lớp keo. Thông thường, keo Apollo Silicone A300 sẽ lưu hoá bề mặt sau khoảng 12 phút và khô hoàn toàn sau khoảng 24 - 48 giờ. Sau khi keo khô, bạn có thể kiểm tra lại độ bền, tính thẩm mỹ của mối nối vách kính ban công.
>>> Có thể bạn quan tâm: Keo silicone dán kính Apollo giải pháp dán dính hoàn hảo cho mọi công trình.
4. Tổng kết
Những ưu điểm keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 để trám vách kính ban công đã được gửi đến bạn trong bài viết này. Bên cạnh đó, Apollo Silicone còn có các sản phẩm khác như Apollo A500 - keo trám kính chống thấm, Apollo A600 - keo trám mối nối kính yêu cầu tính thẩm mỹ và kháng khuẩn cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Với mong muốn hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng sản phẩm chính hãng và đảm bảo chất lượng, Apollo Silicone đã phát triển thêm ứng dụng Apollo trên smartphone. Đặc biệt, tính năng quét mã QR sẽ giúp khách hàng kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm, ngăn chặn rủi ro mua phải hàng giả, hàng nhái. Hãy tải ứng dụng Apollo để trải nghiệm ngay nhé!
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300 sẽ mang lại ưu điểm gì cho mối nối vách kính ban công ngoài trời
- 2. Các lưu ý khi thi công trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
- 3. Cách trám mối nối vách kính ban công với keo dán kính cường lực ngoài trời Apollo Silicone A300
- 4. Tổng kết