Chống thấm mái tôn chỉ mất 5 phút - không cần nhờ đến thợ
Nội dung bài viết
- 1. Chuẩn bị dụng cụ thi công
- 2. Các bước thi công chống thấm mái tôn hiệu quả, nhanh chóng
- 2.1 Chuẩn bị bề mặt
- 2.2 Tiến hành thi công bắn keo silicone
- 2.3 Kiểm tra và hoàn thiện
- 3. Tổng kết
Vậy làm thế nào để chống thấm mái tôn hiệu quả, nhanh chóng? Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những cách đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể tự làm được tại nhà. Cùng Apollo Silicone tìm hiểu ngay tại đây.
1. Chuẩn bị dụng cụ thi công
Trước khi bước vào tìm hiểu các bước thi công chống thấm mái tôn thì bạn cần chuẩn bị dụng cụ thi công cần thiết, bao gồm:
Súng bắn keo;
Keo Apollo Silicone A500;
Dao rọc giấy;
Vòi bắn keo, ít nhất là 2 chiếc;
Bật lửa;
Băng keo.
Đối với máy khoan, bạn lưu ý nên lựa chọn sử dụng các dòng máy khoan di động (có pin rời đi kèm) để tiện cho việc di chuyển trên cao. Ngoài ra, hãy mang theo loại mũi bắt vít phù hợp với loại đinh vít mà bạn sử dụng trên mái tôn. Hiện nay vít bắn mái tôn phổ biến là vít lục giác 8mm kèm ron cao su.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ vệ sinh bao gồm: dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, nước sạch, cọ, chổi hoặc bàn chải và khăn lau khô. Lưu ý không nên sử dụng loại khăn để lại lông hoặc bụi trên bề mặt. Hoặc đơn giản hơn bạn cũng có thể ánh nắng trực tiếp làm khô bề mặt mái tôn hoàn toàn mà không cần phải lau.
2. Các bước thi công chống thấm mái tôn hiệu quả, nhanh chóng
2.1 Chuẩn bị bề mặt
Đầu tiên bạn cần làm sạch xung quanh vùng bắn keo để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ như chổi, cọ, bàn chải… và nước rửa phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, rong rêu. Đảm bảo mái tôn của bạn hoàn toàn khô trước khi áp dụng keo silicone.
2.2 Tiến hành thi công bắn keo silicone
Để đạt hiệu quả thi công chống thấm mái tôn tốt nhất, bạn nên lựa chọn Apollo Silicone A500, sản phẩm được mệnh danh là Cực phẩm chống thấm. Với chất keo silicone trung tính mang đến khả kết dính chắc chắn, chống thấm vượt trội và rất phù hợp để trám trét cho khu vực ẩm ướt cả trong nhà và ngoài trời.
Kiểu bắn keo thứ nhất
Đây chính là kiểu bắn keo phổ biến và đơn giản nhất, thường được ứng dụng nhiều trong chống thấm mái tôn dân dụng.
Đầu tiên, bạn cần cắt 2 vòi keo và nối lại với nhau, sao cho phần đáy của vòi keo bao hết được đầu đinh vít mái tôn.
Để có thể nối được thì bạn cần cắt 1 bên to và 1 bên nhỏ, trong trường hợp vòi chưa đủ to thì bạn có thể hơ vòi dưới bật lửa và nong sao cho vòi to ra.
Kết nối 2 đầu vòi lại với nhau và cố định chặt bằng băng keo, đảm bảo miệng vòi keo luôn rộng hơn đường kính đinh vít khoảng 5 - 10mm.
Đặt vòi keo lên trên đinh vít và bắn keo bao phủ chiếc vít. Việc này giúp cho chất keo silicone có thể bao phủ đinh vít và bịt kín các khe hở xung quanh, hạn chế tình trạng thấm dột, rò rỉ nước từ mái tôn.
Phương pháp thi công keo chống thấm mái tôn như thế này rất đơn giản, cách thực hiện vô cùng nhanh chóng, chính vì vậy bạn có thể bắn được hàng loạt đinh vít trên mái tôn trong khoảng thời gian ngắn.
Kiểu bắn keo thứ 2
Phương pháp chống thấm mái tôn như thế này sẽ tốn công hơn so với phương pháp đầu tiên, nhưng sẽ mang lại hiệu quả chống thấm tuyệt đối cho tôn mái nhà.
Tiến hành bắn keo silicone vào lỗ trước khi bắn vít, hãy chắc chắn rằng keo bám xung quanh viền nơi bắn vít.
Tiến hành bắn vít vào lỗ, lưu ý sử dụng loại đinh vít có tiết diện lớn hoặc có long đền đi kèm. Khi bắn vít xuống thì chất keo silicone sẽ tràn đều sang xung quanh và bít kín mọi lỗ hổng, đảm bảo hiệu quả chống thấm.
Ngoài ra để đảm bảo đinh vít không bị rỉ sét thì bạn có thể bắn thêm 1 lớp keo lên trên, tương tự như cách 1. Như vậy là chúng ta đã thi công chống thấm lỗ đinh vít hoàn hảo.
Lưu ý: Cả 2 phương pháp chống thấm trên Apollo đều thực hiện cách bắn vít trên sóng âm của mái tôn, tuy nhiên bạn vẫn có thể linh hoạt bắn vít trên sóng dương tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu công trình.
2.3 Kiểm tra và hoàn thiện
Sau khi thi công chống thấm mái tôn, bạn cần chờ chất keo silicone khô hoàn toàn rồi mới tiến hành kiểm tra. Thông thường mất khoảng từ 20 - 24h để chất keo silicone có thể khô hoàn toàn. Sau khi keo khô, bạn có thể thực hiện một vài bài kiểm tra nhỏ như đổ nước trực tiếp lên lỗ đinh vít, đảm bảo rằng lỗ đinh đã được bịt kín và xử lý ngay nếu phát hiện rò rỉ nước.
>>> Xem chi tiết các bước chống thấm mái tôn bằng Apollo A500 tại chuyên mục Tháo vát mỗi ngày cùng Apollo Silicone:
3. Tổng kết
Vừa rồi là các cách thi công chống thấm mái tôn hiệu quả, có thể làm tại nhà mà không cần nhờ đến thợ. Apollo Silicone tin chắc rằng với những nội dung này việc chống dột cho nhà ở sẽ không còn quá khó đối với bạn.
Nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, thương hiệu Apollo Silicone đã phát triển ứng dụng Apollo Silicone cung cấp nhiều thông tin và tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là tính năng quét QR code trên thân chai keo để kiểm tra hàng thật, hàng giả. Tải ngay app Apollo để trải nghiệm những ưu đãi tốt nhất!
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Chuẩn bị dụng cụ thi công
- 2. Các bước thi công chống thấm mái tôn hiệu quả, nhanh chóng
- 2.1 Chuẩn bị bề mặt
- 2.2 Tiến hành thi công bắn keo silicone
- 2.3 Kiểm tra và hoàn thiện
- 3. Tổng kết