Keo silicon khô trong bao lâu? Sử dụng nhiệt để làm keo khô nhanh được không?
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm của keo silicone
- 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu hóa của keo silicone
- 2.1. Loại silicone
- 2.2. Độ ẩm
- 2.3. Nhiệt độ
- 3. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone hiệu quả
- 4. Tổng kết
Cùng Apollo Silicone đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi keo silicone khô trong bao lâu và liệu có thể sử dụng nhiệt độ để đẩy nhanh quá trình lưu hóa của keo hay không ngay trong bài viết dưới đây!
1. Đặc điểm của keo silicone
Keo silicone là chất trám kết dính được tạo ra từ silicon nguyên sinh, chất phụ gia và chất xúc tác. Keo silicone thường tồn tại ở hai trạng thái vật lý:
Ở trạng thái ban đầu, chất keo silicone có dạng hồ, hơi lỏng.
Silicone dạng rắn là trạng thái keo đã đóng rắn ngay sau khi tiếp xúc với không khí. Quá trình này còn gọi là sự lưu hóa bề mặt và làm cho silicone trở thành một vật liệu chắc hơn và giữ được hình dạng mong muốn.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu hóa của keo silicone
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu hóa của keo silicone mà người dùng nên biết để thi công hiệu quả:
2.1. Loại silicone
Mỗi loại silicone sẽ có thời gian lưu hóa khác nhau tùy thuộc vào thành phần, tính chất và cả bề mặt kết dính. Những sản phẩm silicone sử dụng ít dung môi dễ bị khô hơn so với các loại keo khác vì khi sử dụng dung môi càng nhiều thì chất keo càng lỏng. Thông thường, sau khi tiếp xúc với không khí thì các loại chất trám silicone sẽ có thời gian lưu hóa bề mặt trong khoảng từ 6 đến 12 phút. Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả kết dính tốt nhất thì người dùng nên đợi khoảng từ 24 đến 48 giờ để bề mặt keo được khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
2.2. Độ ẩm
Độ ẩm cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình lưu hóa của silicone. Độ ẩm cao thường sẽ làm chậm quá trình này và ngược lại. Bên cạnh đó, khi lưu trữ silicone ở những nơi có độ ẩm cao còn gây ra tình trạng keo bị nấm mốc hay vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến chất lượng keo.
2.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ sẽ có thể gây ra sự biến đổi tính chất của các thành phần hóa học có bên trong keo silicone. Để trả lời cho câu hỏi nhiệt độ có làm keo khô nhanh hơn được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra ở đây đó chính là bạn không nên tác động nhiệt lên bề mặt silicone để rút ngắn thời gian khô vì như vậy sẽ có thể khiến silicone bị tan chảy hoặc thậm chí làm giảm tuổi thọ của keo.
3. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone hiệu quả
Khi bảo quản keo silicone, bạn cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây:
Tránh để keo tiếp xúc trực tiếp với bề mặt hoặc những vật phẩm thường sử dụng hàng ngày.
Không bảo quản keo trong tủ lạnh để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của keo.
Nên bảo quản keo ở nhiệt độ phòng vì đây là nhiệt độ lý tưởng nhất.
Dưới đây là những phương pháp bảo quản keo silicone Apollo hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Bảo quản và lưu giữ keo ở nơi có nhiệt độ thích hợp: Việc lưu trữ keo ở nơi có nhiệt độ thích hợp sẽ giúp keo có thể duy trì hiệu quả kết dính trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cần tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và không đặt keo ở dưới đất khi bảo quản.
Sử dụng chính chất keo để bảo quản: Do keo silicone ở trạng thái khô có khả năng bịt kín những khe hở hay thậm chí là các vết nứt. Chính vì vậy nên bạn có thể sử dụng chính chất keo này để dán lên miệng tuýp.
Sử dụng túi nilon: Khi sử dụng túi nilon để bịt kín phần nắp chai keo sẽ giúp ngăn chặn lượng keo còn sót lại bên trong không bị tiếp xúc với không khí và độ ẩm bên ngoài.
4. Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề keo silicone khô trong bao lâu và có thể sử dụng nhiệt để đẩy nhanh quá trình khô keo được không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm những cách bảo quản keo silicone đúng để đảm bảo chất lượng thi công.
Apollo Silicone là sản phẩm hợp tác của 02 tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và Shin-Etsu (Nhật Bản). Với 100% nguyên liệu Silicone Sealant đều được nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện và được chiết xuất ra thành phẩm với sự kiểm soát nghiêm ngặt về kỹ thuật của các chuyên gia hàng đầu trong ngành silicone. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào chất keo silicone của Apollo khi thi công.
Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện rất nhiều sản phẩm hàng giả/nhái thương hiệu Apollo Silicone, chính vì vậy mà hãng đã cho ra mắt ứng dụng Apollo Silicone trên thiết bị di động với tính năng quét mã QR giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm một cách nhanh chóng. Tải ứng dụng Apollo Silicone để trải nghiệm ngay!
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Đặc điểm của keo silicone
- 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu hóa của keo silicone
- 2.1. Loại silicone
- 2.2. Độ ẩm
- 2.3. Nhiệt độ
- 3. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone hiệu quả
- 4. Tổng kết