Cách xử lý keo silicone bị khô và bảo quản keo thừa
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân khiến keo silicone bị khô
- 1.1. Nhiệt độ môi trường bảo quản
- 1.2. Thời gian sử dụng dở quá lâu
- 1.3. Chất keo đặc trưng của từng loại
- 1.4. Không kiểm tra keo thường xuyên, quá hạn sử dụng
- 2. Nguyên tắc để bảo quản keo silicone
- 2.1. Tránh tiếp xúc những vị trí thường xuyên sử dụng
- 2.2. Không bảo quản trong tủ lạnh
- 2.3. Hướng dẫn bảo quản keo silicone
- 2.4. Bảo quản và cất giữ ở nơi có nhiệt độ phù hợp
- 2.5. Dùng keo tự bảo quản
- 2.6. Sử dụng túi nilon
- 3. Cách làm tan keo silicone bị khô đơn giản
- 3.1. Terpanol Power
- 3.2. Chất tẩy đa năng Cif
- 3.3. Xăng thơm
- 3.4. Bột giặt
- 4. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone đúng cách
- 5. Mua keo silicone ở đâu?
Hiện nay, chất keo silicone dần trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, không chỉ trong việc thi công xây dựng mà còn trong rất nhiều công trình dân dụng khác. Tuy phổ biến là vậy nhưng vấn đề keo silicon bị khô hay cách bảo quản keo silicone hiệu quả cho những lần sử dụng kế tiếp không phải ai cũng biết.
Vậy làm thế nào để hạn chế và khắc phục tình trạng keo bị khô? Bảo quản chất keo silicone thi công thừa như thế nào để tái sử dụng được vào lần sau? Hãy cùng thương hiệu Apollo Silicone giải đáp những thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân khiến keo silicone bị khô
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chất keo silicon bị khô, ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê một số nguyên nhân thường thấy nhất.
1.1. Nhiệt độ môi trường bảo quản
Môi trường bảo quản không phù hợp khiến cho keo nhanh chóng bị đông cứng lại. Khi bảo quản keo nên cho vào kho có mức nhiệt độ ổn định không quá nóng cũng không quá lạnh. Điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh đều làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khiến cho sản phẩm bị biến chất hoặc keo silicone bị khô cứng lại không đảm bảo độ kết dính.
1.2. Thời gian sử dụng dở quá lâu
Trong quá trình thi công để có thể tiếp tục tận dụng những chai sản phẩm silicone còn thừa một phần cho những lần kế tiếp bạn nên bảo quản ở nhiệt độ ổn định, bịt kín đầu và đặc biệt là sử dụng trong một thời gian nhất định. Nếu đã mở chai và để tiếp xúc với không khí nhưng kéo dài thời gian sử dụng cho lần kế tiếp rất dễ khiến keo bị khô lại.
1.3. Chất keo đặc trưng của từng loại
Các dòng sản phẩm silicone sealant sử dụng ít dung môi - chất có liên quan đến độ kết dính - cũng sẽ khiến cho sản phẩm này dễ bị khô hơn so với các loại keo khác. Vì dung môi càng nhiều, chất kết dính sẽ càng lỏng, có thể độ bám dính chưa tốt. Đây cũng có thể là một yếu tố dẫn đến loại keo mà bạn lựa chọn dễ bị khô hơn.
1.4. Không kiểm tra keo thường xuyên, quá hạn sử dụng
Mỗi dòng sản phẩm đều có thời hạn sử dụng nhất định. Nhiều người cắt chai keo nhưng không để ý tới hạn sử dụng được in trên bao bì. Khi để quá lâu trong kho mà không sử dụng thì keo có thể đã bị khô. Thời hạn sử dụng trung bình của các sản phẩm Apollo Silicone là 12 tháng, người dùng được khuyến cáo nên kiểm tra thường xuyên thời gian này và đảm bảo sử dụng khi keo còn hạn.
>>> Xem thêm: Hạn sử dụng của keo silicon? Cách kiểm tra keo còn sử dụng được sau khi bảo quản
2. Nguyên tắc để bảo quản keo silicone
Nguyên tắc bảo quản keo silicone đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm này sẽ được sử dụng hiệu quả và an toàn trong thời gian dài. Dưới đây là một số nguyên tắc để bảo quản keo silicone:
2.1. Tránh tiếp xúc những vị trí thường xuyên sử dụng
Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt hoặc các vật phẩm thường sử dụng hàng ngày. Điều này tránh cho sản phẩm khỏi việc bị nhiễm bẩn hoặc bám vào các vị trí khác.
2.2. Không bảo quản trong tủ lạnh
Không nên để keo silicone vào trong tủ lạnh. Với môi trường có nhiệt độ quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới việc keo khô nhanh hoặc ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.
2.3. Hướng dẫn bảo quản keo silicone
Làm theo hướng dẫn bảo quản của nhà sản xuất là phương án bảo quản keo silicone đúng và có giá thành rẻ nhất. Việc này cũng giúp giữ chất lượng keo tốt nhất trong quá sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công trình.
2.4. Bảo quản và cất giữ ở nơi có nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo quản silicone. Lưu trữ sản phẩm ở nhiệt độ phù hợp có thể giúp duy trì tính chất và hiệu suất của keo trong thời gian. Ngoài ra cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và không nên đặt sản phẩm ở dưới đất tránh bị ẩm. Việc đặt keo ở những nơi có độ ẩm cao dễ làm chất trám bít bị lưu hóa từ bên trong.
2.5. Dùng keo tự bảo quản
Do keo silicon bị khô có thể bịt kín các lỗ hổng. Thậm chí là các vết nứt vỡ và chống thấm rất tốt nên việc dùng keo silicone dán lên miệng tuýp là việc hoàn toàn khả thi. Khi cần sử dụng lại bạn chỉ cần bóc lớp keo đã khô trên miệng chai là có thể tiếp tục sử dụng bình thường.
2.6. Sử dụng túi nilon
Nilon là vật liệu có độ bền cơ học tốt, có thể chống thấm hiệu quả. Do đó, chúng được sử dụng để bịt đầu chai keo silicon. Việc này giúp lượng sản phẩm còn lại bên trong chai không bị tiếp xúc với không khí và độ ẩm. Chỉ cần buộc chặt đầu chai keo đã được bịt nilon bằng dây chun là có thể bảo quản một cách đơn giản.
Ngoài ra còn một số phương án khác để bảo quản nhưng do thao tác chuyên nghiệp phức tạp hoặc chi phí cao nên ít được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như làm thêm nắp đậy phụ, dùng sáp nến phủ lên...
3. Cách làm tan keo silicone bị khô đơn giản
Do keo silicon tồn tại dưới dạng hồ lỏng nên khi sử dụng rất dễ bám trên quần áo, đồ vật hay sàn tường... Một số cách xử lý keo silicon bị khô nhanh chóng và hiệu quả như sau:
3.1. Terpanol Power
Sử dụng bình xịt Terpanol Power xịt lên các vị trí bị dính keo silicone và đợi khoảng 2 - 3 phút, sử dụng giấy nhám hoặc túi lưới cọ sạch keo dính. Như vậy keo sẽ biến mất và trả lại vẻ đẹp vốn có của bề mặt.
3.2. Chất tẩy đa năng Cif
Cif là một chất tẩy rửa đa năng, chính vì vậy sản phẩm này cũng được sử dụng để tẩy keo silicon bị khô. Đổ Cif lên vị trí cần tẩy keo chờ khoảng 10 phút có thể dùng khăn sạch lau đi là được.
3.3. Xăng thơm
Nhỏ một ít xăng lên các vị trí bị dính keo, chất keo silicone sẽ từ từ bong ra. Nếu quần áo bị dính keo thì sau khi nhỏ xăng lên, bạn nên giặt lại với xà phòng và nước sạch.
3.4. Bột giặt
Khi quần áo bị dính keo silicone nên ngâm quần áo dính keo vào nước ấm trong khoảng 1 phút. Sau đó đổ nước đi, cho bột giặt vào vị trí dính keo silicon rồi chà nhẹ nhàng, ngâm thêm một thời gian ngắn rồi vò mạnh, khi đó keo sẽ bong ra hết.
Ngoài ra trên một số bề mặt khác như da thì có thể sử dụng dầu ăn, hoặc dao với các bề mặt kính hoặc đá hoa cương để tẩy keo khô cũng rất hiệu quả.
4. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone đúng cách
Nhiệt độ bảo quản sản phẩm hoàn hảo nhất nên là nhiệt độ phòng, có mức nhiệt ổn định không quá cao cũng không nên quá thấp. Tránh để sản phẩm trong khu vực ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Một mẹo nhỏ vô cùng hữu ích là cách bảo quản keo silicone còn thừa là bơm dư một lượng sản phẩm ra khỏi miệng chai và dùng túi nilon bịt kín ngay sau đó. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng bị đóng rắn ngay khi tiếp xúc với không khí.
Ngoài ra vỏ chai Apollo Silicone được làm tự nhựa HDPE chất lượng cao cấp giúp bảo vệ chất keo trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu trữ kho bãi... Vỏ chai Apollo Silicone có khả năng tái chế thân thiện với môi trường xanh.
>>> Xem thêm: Keo silicone bao lâu khô? Sự khác biệt về thời gian khô giữa keo silicone trung tính và axit?
5. Mua keo silicone ở đâu?
Các sản phẩm keo silicone của Apollo hiện đang được phân phối trên thị trường tới tận tay người tiêu dùng qua các cửa hàng vật liệu xây dựng, các công ty thương mại, cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm. Để tránh trường hợp mua phải các sản phẩm làm giả, hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng công trình bạn thêm tìm hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm tại các địa chỉ Apollo Silicone chính hãng.
Apollo Silicone là sản phẩm hợp tác của 02 tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và Shin-Etsu (Nhật Bản). Nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng của sản phẩm, 100% nguyên liệu Silicone Sealant của Apollo được nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện và được chiết xuất ra thành phẩm với sự kiểm soát nghiêm ngặt về kỹ thuật của các chuyên gia hàng đầu trong ngành silicone; tuyệt đối không pha trộn với nguyên liệu rẻ tiền hoặc kém chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm. Chính vì thế, chúng tôi luôn luôn tự hào khẳng định chất lượng cao cấp nhất và ổn định nhất của sản phẩm Apollo Silicone suốt 20 năm qua tại Việt Nam.
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Nguyên nhân khiến keo silicone bị khô
- 1.1. Nhiệt độ môi trường bảo quản
- 1.2. Thời gian sử dụng dở quá lâu
- 1.3. Chất keo đặc trưng của từng loại
- 1.4. Không kiểm tra keo thường xuyên, quá hạn sử dụng
- 2. Nguyên tắc để bảo quản keo silicone
- 2.1. Tránh tiếp xúc những vị trí thường xuyên sử dụng
- 2.2. Không bảo quản trong tủ lạnh
- 2.3. Hướng dẫn bảo quản keo silicone
- 2.4. Bảo quản và cất giữ ở nơi có nhiệt độ phù hợp
- 2.5. Dùng keo tự bảo quản
- 2.6. Sử dụng túi nilon
- 3. Cách làm tan keo silicone bị khô đơn giản
- 3.1. Terpanol Power
- 3.2. Chất tẩy đa năng Cif
- 3.3. Xăng thơm
- 3.4. Bột giặt
- 4. Hướng dẫn cách bảo quản keo silicone đúng cách
- 5. Mua keo silicone ở đâu?