Cách tẩy keo silicon dán kính cũ ngoài trời khi bị nấm mốc như thế nào?
Nội dung bài viết
- 1. Vì sao mối nối keo silicone cũ thường bị mốc?
- 2. Cách tẩy keo silicon dán kính cũ và thay thế bằng Apollo A300
- 3. Tổng kết
Để khắc phục vấn đề này, bạn áp dụng các cách tẩy keo silicon dán kính bị mốc và sử dụng chất keo Apollo Silicone A300 để thay mới, đảm bảo chất lượng cho công trình lâu dài.
1. Vì sao mối nối keo silicone cũ thường bị mốc?
Việc mối nối keo silicone cũ thường bị mốc sẽ làm giảm chất lượng trám dính, gắn kết của bề mặt vật liệu. Không những thế, vết mốc có thể lan ra nhiều vị trí, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mối nối và toàn bộ công trình. Với các mối nối keo silicone trong nhà bị mốc, còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Vậy tại sao mối nối keo silicone cũ thường xảy ra tình trạng nấm mốc?
Một trong những lý do khiến cho mối nối keo silicone cũ bị mốc là do chất lượng keo không tốt, bên trong thành phần có nhiều phụ gia, tạp chất…
Môi trường ẩm ướt thường xuyên không được lau chùi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mối nối keo silicone cũ giảm chất lượng, xảy ra tình trạng ẩm, mốc nếu chất keo không có khả năng chống thấm, chống nước tốt.
Không gian xung quanh mối nối không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên xảy ra tình trạng nấm mốc cũng sẽ lan ra và làm ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của mối nối.
2. Cách tẩy keo silicon dán kính cũ và thay thế bằng Apollo A300
Nếu thấy các mối nối keo silicone dán kính cũ xuất hiện nấm mốc, đừng vội lo lắng. Bạn có thể áp dụng cách tẩy keo silicon dán kính theo các bước dưới đây và sử dụng chất trám Apollo A300 để thay thế. Chắc chắn, mối nối các công trình của bạn sẽ đảm bảo chất lượng lên đến hàng chục năm, không bị nấm mốc xâm nhập làm mất thẩm mỹ.
Thực hiện cách tẩy keo silicon dán kính cũ và thay thế bằng Apollo A300 như sau:
Bước 1:
Sử dụng dao rọc giấy hoặc dao nhọn để cạo sạch và loại bỏ vết keo ở những mối nối cũ. Nên thao tác chậm, cẩn thận và sử dụng thêm găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. Vệ sinh là bước rất quan trọng, nếu mối nối cũ không được làm sạch vết keo, nấm mốc không bị loại bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến chất keo mới sau khi trám trét. Tạp chất, bụi bẩn cũng sẽ làm giảm chất lượng kết dính của silicone lên các bề mặt kính.
Bước 2:
Sau khi đã loại bỏ vết keo cũ, tiến hành vệ sinh bề mặt bằng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng. Cần đảm bảo rằng, bề mặt đã được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất… Nếu bề mặt dính nước, ẩm ướt, cần làm khô hoàn toàn để tăng khả năng kết dính của chất trám silicone.
Bước 3:
Bạn có thể áp dụng các cách cắt vòi chai keo silicone để trám khe hẹp, cắt góc 45 độ ở vị trí thấp, cắt kiểu hình chữ V hoặc cắt vòi siêu mảnh… tùy thuộc vào mối nối cần trám dính silicone.
Cắt vòi của chai keo silicone sao cho đảm bảo phù hợp với kích thước của mối nối để bắn keo dễ dàng, không bị tràn hay lem ra ngoài.
Bước 4:
Lắp vòi bắn keo, chai keo silcione Apollo A300 vào súng bắn keo chuyên dụng, đảm bảo chắc chắn và chính xác để không có sự cố xảy ra khi thi công. Tiến hành bắn keo vào vị trí các mối nối bằng lực phù hợp để keo ra đều, kết dính các bề mặt nhanh chóng. Trong quá trình bắn keo, bạn có thể di chuyển súng theo đường dẫn, để đảm bảo silicone được phân bổ đều, đúng với vị trí. Có thể điều chỉnh, tạo hình để chỉnh sửa lớp trám silicone sao cho đảm bảo bảo tổng thể thẩm mỹ của bề mặt kính.
Bước 5:
Kiểm tra và nghiệm thu để chắc chắn rằng chất trám silicone đã khô và kết dính các mối nối một cách chắc chắn. Xung quanh mối nối không có bụi bẩn hay tạp chất bám dính, vết keo bị lem… Nếu có, cần làm sạch để bề mặt trông đẹp mắt, sạch sẽ hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Keo silicone là gì? Các loại keo silicone phổ biến hiện nay của Apollo
3. Tổng kết
Cách tẩy keo silicon dán kính cũ bị nấm mốc và thay thế bằng Apollo A300 đã được rất nhiều khách hàng áp dụng và thành công. Apollo Silicone A300 được xem là vua keo kính bám dính hoàn hảo, rất phù hợp để trám, gắn kết các mối nối kính. Với thành phần 100% silicone sealant nhập khẩu từ khác tập đoàn hàng đầu, khả năng chống chọi điều kiện môi trường khắc nghiệt, chịu nhiệt cao, độ đàn hồi, co giãn tốt và đặc biệt không thấm nước… giúp chất keo có thể bền chắc dù được sử dụng trong thời gian dài.
Đồng hành cùng khách hàng, giúp những thế hệ người dùng chất sử dụng những sản phẩm keo trám chất lượng, Apollo Silicone mang đến những sản phẩm cao cấp, những giải pháp đa năng kiến tạo nên những công trình bền vững theo thời gian.
Bên cạnh đó, Apollo còn giúp khách hàng trở thành người mua hàng thông thái, dễ dàng tiếp cận được những sản phẩm Apollo Silicone chính hãng bằng công nghệ hiện đại, thông minh. Chỉ cần sử dụng ứng dụng Apollo Silicone kiểm tra mã bằng điện thoại thông minh, khách hàng có thể truy xuất thông tin, nguồn gốc các sản phẩm bằng cách quét mã QR được in ngay trên thân chai rất dễ dàng, tiện lợi.
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Vì sao mối nối keo silicone cũ thường bị mốc?
- 2. Cách tẩy keo silicon dán kính cũ và thay thế bằng Apollo A300
- 3. Tổng kết