Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
16/02/2024

Cách sử dụng keo trám của Apollo Silicone để xử lý tường bị nứt dọc hiệu quả

Tình trạng tường nhà bị nứt dọc là một trong những hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong công tác xây dựng và bảo trì nhà ở. Đây là dấu hiệu cho biết rằng tường nhà bạn đang chịu sự tác động rất lớn từ bên ngoài, có thể là từ các ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, sự co ngót của vật liệu xây dựng hoặc tác động mạnh từ các công trình xây dựng gần đó.

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tường nhà bị nứt dọc
    • 1.1 Sai sót trong quá trình thi công
    • 1.2 Ảnh hưởng từ yếu tố môi trường
  • 2. Cách xử lý tường bị nứt dọc hiệu quả
    • 2.1 Mức độ nứt nhẹ
    • 2.2 Mức độ nứt trung bình
    • 2.3 Mức độ nứt nghiêm trọng
  • 3. Kết luận

Những vết nứt dọc tường không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn gây ra các tác động như: ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, thấm nước, thoát khí, côn trùng...

Apollo Silicone sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tường bị nứt dọc trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tường nhà bị nứt dọc

Tình trạng tường nứt dọc chính là khi những đường nứt chạy dọc theo chiều dài của tường hoặc cột, tạo thành những đường nứt kéo dài và nối đuôi nhau từ đỉnh đến chân tường. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân sau đây và so sánh với trường hợp của nhà mình xem có trùng khớp hay không nhé. 

1.1 Sai sót trong quá trình thi công

Theo Apollo Silicone đánh giá thì đây có thể là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tường nhà bị nứt dọc. Trong quá trình xây dựng nếu đơn vị thi công tường không tuân thủ đúng các quy luật về độ dày, phương pháp thi công, phương pháp đổ bê tông thì hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng tường bị nứt dọc. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tường nhà bị nứt dọc

Đối với lỗi này bạn có thể trao đổi với đơn vị thầu xây dựng để được hỗ trợ khắc phục tình trạng nứt tường. Ngoài ra trong quá trình thi công cũng rất dễ mắc các sai sót dẫn đến nứt dọc tường như: 

  • Chất lượng vật liệu xây dựng không đảm bảo. 

  • Sai sót trong bản thiết kế khiến tường không đủ chịu lực. 

  • Khâu thi công chống thấm không đạt chuẩn. 

1.2 Ảnh hưởng từ yếu tố môi trường

Tường nhà sau một thời gian dài chống chịu với những yếu tố khắc nghiệt từ môi trường tự nhiên như: Nhiệt độ cao/thấp thất thường, độ ẩm cao, gió, lốc xoáy,..cũng sẽ bị ảnh hưởng và xảy ra tình trạng nứt dọc. 

Vừa rồi là những nguyên nhân xảy ra tình trạng tường nứt dọc, sau đây Apollo Silicone sẽ cùng bạn tìm hiểu cách xử lý tường bị nứt dọc bằng keo silicone nhanh chóng, đơn giản.  

2. Cách xử lý tường bị nứt dọc hiệu quả

Cách xử lý tường bị nứt dọc sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt. Bởi không phải vết nứt tường nào cũng sử dụng Apollo A100 để trám trét, mà chúng ta cần căn cứ vào tình trạng vết nứt để lựa chọn loại chất trám phù hợp. Trong nội dung sau đây Apollo Silicone sẽ giúp bạn tìm biện pháp xử lý vết nứt tường theo 3 cấp độ: Vết nứt nhẹ, vết nứt trung bình và vết nứt nghiêm trọng. 

2.1 Mức độ nứt nhẹ

Những vết nứt được đánh giá ở mức độ nhẹ là những vết nứt chân chim (có đường nứt nhỏ hơn 1mm). Để xử lý vết nứt tường nhỏ này bạn chỉ cần sử dụng chất trám Apollo Acrylic Sealant A100 để lấp kín và chờ khô khoảng 24 giờ. Chất keo acrylic có khả năng sơn phủ tốt, chính vì vậy sau khi chất trám khô hoàn toàn thì bạn có thể sơn phù trực tiếp lên vết trám để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Đối với những vết nứt tường nhỏ thì có thể sử dụng Apollo A100 để trám
Đối với những vết nứt tường nhỏ thì có thể sử dụng Apollo A100 để trám 

Lưu ý: Sản phẩm chất trám dính Apollo Acrylic Sealant A100 chỉ phù hợp sử dụng để điền đầy, trám trét những vết nứt trong nhà hoặc các thiết bị nội thất. Không nên sử dụng sản phẩm ở những khu vực ngoài trời hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước, ánh sáng mặt trời. 

Đối với những vết tường ngoài trời bạn có thể lựa chọn sản phẩm Apollo Silicone A500 - Cực phẩm chống thấm. Đây được đánh giá là giải pháp trám trét chống chọi thời tiết cực tốt, có độ bám dính cực mạnh, mang lại vẻ đẹp vốn có cho tường nhà bạn. 

2.2 Mức độ nứt trung bình

Đối với những vết nứt trung bình có chiều dài khoảng 2-3mm và chiều sâu khoảng 1-2mm, thì ta cần sử dụng sản phẩm Apollo PU Foam và thực hiện theo các bước sau: 

  • Sử dụng dao để mở rộng vết nứt theo hình chữ V.

  • Sử dụng cọ sơn để vệ sinh bụi bẩn trên toàn bộ bề mặt vết nứt. 

  • Tiến hành phun Foam lên trên bề mặt vết nứt (nên phun khoảng 70%). 

  • Chờ khô và dùng giấy chà nhám để làm phẳng bề mặt tường. 

  • Tẩy sạch bụi trắng trên tường và tiến hành sơn phủ hoàn thiện. 

Sử dụng Apollo PU Foam để trám các vết nứt tường dọc có kích thước lớn
Sử dụng Apollo PU Foam để trám các vết nứt tường dọc có kích thước lớn

>>> Tìm hiểu thêm cách xử lý vết nứt tường ngoài trời hiệu quả, đơn giản tại đây. 

2.3 Mức độ nứt nghiêm trọng

Nếu như tường nhà bạn gặp tình trạng bị nứt dọc ở mức độ nghiêm trọng (vết nứt có chiều rộng lớn hơn 5mm). Đây có thể là dấu hiệu cho thấy móng nhà đang gặp vấn đề, nếu không kịp thời xử lý vết nứt thì có thể gây mất cân đối cấu trúc nhà và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. 

Lúc này để xử lý tường bị nứt dọc, bạn cần tham khảo lời khuyên từ đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, giúp đánh giá chính xác tình trạng vết nứt, đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục một cách tốt nhất.  

3. Kết luận

Vừa rồi Apollo Silicone đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tường bị nứt dọc hiệu quả, nhanh chóng. Mong rằng những thông tin vừa được cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. 

Với các sản phẩm đa dạng, đáp ứng với mọi nhu cầu trám trét trong các hạng mục khác nhau, cùng với nguồn nguyên liệu cao cấp hàng đầu từ các tập đoàn quốc tế Dow và ShinEtsu, Apollo mang đến giải pháp vượt trội giúp kiến tạo nên những không gian sống hạnh phúc. Apollo Silicone - Chất keo xịn của thợ thầu lành nghề!

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Cách dùng keo trám tường Apollo Acrylic A100 xử lý khe hở ổ điện cực dễ
Cách dùng keo trám tường Apollo Acrylic A100 xử lý khe hở ổ điện cực dễ
05/01/2024
Trám lỗ khoan tường dễ dàng với keo tường đa năng Apollo Acrylic A100
Trám lỗ khoan tường dễ dàng với keo tường đa năng Apollo Acrylic A100
05/01/2024
Mách bạn cách bịt lỗ khoan tường bằng Apollo Acrylic A100 cực hiệu quả
Mách bạn cách bịt lỗ khoan tường bằng Apollo Acrylic A100 cực hiệu quả
15/01/2024