TIN TỨC
/images/faq/banner.jpg
07/05/2025

Lầm tưởng phổ biến về khái niệm “xanh” – Đâu là giá trị bền vững thật sự?

Ngày càng nhiều sản phẩm trên thị trường được khoác lên mình những nhãn mác như “thân thiện môi trường”, “tự nhiên”, “bền vững”, “organic”...

Nội dung bài viết

  • 1. Greenwashing & Greenhushing: Khi sự “xanh” trở thành chiêu trò tiếp thị
    • 1.1. Greenwashing – Khi màu xanh chỉ là lớp áo
    • 1.2. Greenhushing – Khi làm thật lại... không nói
  • 2. “Xanh” trong xây dựng: Không đơn giản là vật liệu không nung hay hữu cơ
  • 3. Apollo Silicone – Khi “xanh” là lời cam kết với môi trường
    • 3.1. Chất trám xanh Apollo Green Sealant A300: Keo silicone xanh kiến tạo công trình xanh
    • 3.2. Bao bì tái chế – Từng vỏ chai cũng mang giá trị
    • 3.3. Xây dựng hệ sinh thái bền vững
  • 4. Đã đến lúc nhìn “xanh” bằng con mắt tỉnh táo

Cứ như thể, chỉ cần in vài dòng chữ màu xanh lá là một sản phẩm có thể trở nên... tốt đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng. Nhưng liệu sự “xanh hóa” ấy có thực chất? Hay chỉ là màn kịch tiếp thị tinh vi mà thôi?

Người tiêu dùng thông thái ngày nay bắt đầu nhận ra hai khái niệm xanh quan trọng: Greenwashing – “làm màu xanh” và Greenhushing – “ẩn xanh” hay còn gọi là im lặng một cách chiến lược. Cả hai đều khiến thị trường hàng tiêu dùng và ngay cả lĩnh vực xây dựng rơi vào một mớ bòng bong thông tin nửa thật nửa giả.

1. Greenwashing & Greenhushing: Khi sự “xanh” trở thành chiêu trò tiếp thị

1.1. Greenwashing – Khi màu xanh chỉ là lớp áo

Greenwashing (Tẩy xanh) được hiểu là hành vi mà các công ty thổi phồng hoặc bịa đặt các cam kết bảo vệ môi trường để tạo ấn tượng họ thân thiện với môi trường. Những tuyên bố sai lệch này thường nhắm vào nhóm người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến yếu tố sinh thái, nhưng thực chất lại không có hành động thực tế để chứng minh. Không ít trường hợp đã bị vạch trần bởi các cuộc điều tra độc lập, gây tổn hại nặng nề cho uy tín thương hiệu.

Khái niệm Greenwashing
Khái niệm Greenwashing (Tẩy xanh) được hiểu là hành vi mà các công ty thổi phồng hoặc bịa đặt các cam kết bảo vệ môi trường

1.2. Greenhushing – Khi làm thật lại... không nói

Ngược lại với Greenwashing, Greenhushing (Ẩn xanh) là hiện tượng doanh nghiệp cố tình giấu nhẹm hoặc không công bố các sáng kiến xanh mà họ đang thực hiện. Lý do có thể là để tránh bị giám sát, tránh kỳ vọng quá cao từ công chúng hoặc đơn giản là e ngại truyền thông “soi mói”. Tuy nhiên, hành vi này cũng khiến những nỗ lực đáng ghi nhận không được lan tỏa, hạn chế khả năng truyền cảm hứng cho toàn ngành.

2. “Xanh” trong xây dựng: Không đơn giản là vật liệu không nung hay hữu cơ

Là một trong những ngành có mức phát thải cao nhất, lĩnh vực xây dựng đang đối diện với áp lực ngày càng lớn trong việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm “xanh” trong lĩnh vực này vẫn thường bị hiểu một cách phiến diện.

Nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng gạch không nung, sơn ít VOC hay vật liệu tái chế là đã đủ “thân thiện với môi trường”. Nhưng trên thực tế, một viên gạch không nung được sản xuất bằng công nghệ gây ô nhiễm, hay một vật liệu có vòng đời ngắn và khó tái chế – đều khó có thể xem là lựa chọn bền vững.

Tư duy “xanh” không chỉ gói gọn trong việc chọn vật liệu. Đó là một chiến lược toàn diện – từ khâu thiết kế, sản xuất, đóng gói, phân phối đến thu hồi và tái chế. Một công trình xanh thật sự phải đảm bảo yếu tố an toàn cho sức khỏe người dùng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Đó cũng chính là định hướng mà Apollo Silicone đang theo đuổi – phát triển sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mà còn góp phần kiến tạo nên một ngành xây dựng bền vững và có trách nhiệm hơn với tương lai.

Apollo Silicone hướng tới việc phát triển sản phẩm đáp ứng cả về chất lượng thi công lẫn tính thân thiện với môi trường, góp phần xanh hóa ngành xây dựng
Apollo Silicone hướng tới việc phát triển sản phẩm đáp ứng cả về chất lượng thi công lẫn tính thân thiện với môi trường, góp phần xanh hóa ngành xây dựng

3. Apollo Silicone – Khi “xanh” là lời cam kết với môi trường

Trong bối cảnh thị trường ngày càng nghi ngờ sự “xanh giả”, Apollo Silicone là một trong số ít thương hiệu trong ngành xây dựng Việt Nam đang thật sự đi theo chiến lược bền vững một cách nghiêm túc.

3.1. Chất trám xanh Apollo Green Sealant A300: Keo silicone xanh kiến tạo công trình xanh

Apollo Silicone đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm chất trám xanh đầu tiên tại Việt Nam – Apollo Green Sealant A300. Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình kiến tạo giải pháp bền vững cho ngành xây dựng hiện đại.

Apollo Silicone thăm nhà máy ShinEtsu
Chủ tịch Apollo Silicone cùng đại diện Top 10 Nhà phân phối tiêu biểu đã có chuyến thăm đặc biệt đến Khu phức hợp nhà máy ShinEtsu tại Thái Lan vừa qua

Chất keo được sản xuất từ nguyên liệu xanh đạt chuẩn trung hòa carbon & truy vết carbon ISO 14067 đầu tiên trên thế giới, đáp ứng tiêu chuẩn phát thải thấp và hướng đến các công trình đạt chuẩn green building. Sản phẩm giúp giảm thiểu các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe người sử dụng cũng như môi trường sống xung quanh.

Apollo Green Sealant A300 chính là lời khẳng định mạnh mẽ cho định hướng “phát triển xanh” – đặt chất lượng sống con người và trách nhiệm môi trường lên hàng đầu mà Apollo Silicone theo đuổi suốt hơn 20 năm qua.

Keo silicone thân thiện môi trường A300 Green Sealant là giải pháp lý tưởng giúp kiến tạo công trình xanh bền vững
Keo silicone thân thiện môi trường A300 Green Sealant là giải pháp lý tưởng giúp kiến tạo công trình xanh bền vững

3.2. Bao bì tái chế – Từng vỏ chai cũng mang giá trị

Điểm đặc biệt của Apollo không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở chi tiết tưởng nhỏ – vỏ chai keo. Apollo Silicone đã chuyển sang sử dụng bao bì làm từ nhựa HDPE có khả năng tái chế cao. Ngoài ra, chương trình thu hồi vỏ chai sau sử dụng cũng đã được triển khai nhằm góp phần giảm rác thải nhựa trong ngành xây dựng.

3.3. Xây dựng hệ sinh thái bền vững

Không dừng lại ở sản phẩm, Apollo còn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để xây dựng một hệ sinh thái xanh toàn diện.

Ngày 22/6/2024, Apollo Silicone chính thức khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh – Apollo Haus. Đây không chỉ là một công trình hiện đại, mà còn là biểu tượng cho cam kết đổi mới và phát triển bền vững lâu dài của Apollo Silicone.

Tại Apollo Haus, các dòng sản phẩm keo silicone thế hệ mới sẽ được nghiên cứu và phát triển – đáp ứng đồng thời yêu cầu kỹ thuật cao và tiêu chí thân thiện với môi trường. Trung tâm này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược xanh của Apollo Silicone, góp phần kiến tạo tương lai bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam.

4. Đã đến lúc nhìn “xanh” bằng con mắt tỉnh táo

Không phải sản phẩm nào có nhãn “green” cũng thật sự bền vững. Và không phải doanh nghiệp nào im lặng cũng không làm điều tốt cho môi trường. Điều quan trọng là sự minh bạch, hành động nhất quán và cam kết lâu dài – cả từ phía doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Apollo Silicone không chọn cách quảng bá rầm rộ, nhưng những gì Apollo Silicone đang làm – từ sản phẩm đến bao bì, từ chiến lược đến hành động cụ thể – đang là một minh chứng rõ ràng cho triết lý: “Phát triển bền vững không phải là xu hướng nhất thời, mà là trách nhiệm dài hạn”.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Bài viết liên quan
Apollo Silicone - Định hình tương lai xanh cho ngành xây dựng
Apollo Silicone - Định hình tương lai xanh cho ngành xây dựng
16/10/2024
Apollo Silicone - Xanh hóa tương lai, kiến tạo bền vững
Apollo Silicone - Xanh hóa tương lai, kiến tạo bền vững
13/01/2025
Xây dựng xanh: Tiêu chuẩn mới cho mọi công trình năm 2025
Xây dựng xanh: Tiêu chuẩn mới cho mọi công trình từ năm 2025
09/03/2025
Nội dung bài viết
  • 1. Greenwashing & Greenhushing: Khi sự “xanh” trở thành chiêu trò tiếp thị
    • 1.1. Greenwashing – Khi màu xanh chỉ là lớp áo
    • 1.2. Greenhushing – Khi làm thật lại... không nói
  • 2. “Xanh” trong xây dựng: Không đơn giản là vật liệu không nung hay hữu cơ
  • 3. Apollo Silicone – Khi “xanh” là lời cam kết với môi trường
    • 3.1. Chất trám xanh Apollo Green Sealant A300: Keo silicone xanh kiến tạo công trình xanh
    • 3.2. Bao bì tái chế – Từng vỏ chai cũng mang giá trị
    • 3.3. Xây dựng hệ sinh thái bền vững
  • 4. Đã đến lúc nhìn “xanh” bằng con mắt tỉnh táo