
Greenwashing trong ngành xây dựng: Khi “xây dựng xanh” chỉ là một lớp sơn ngoài
Nội dung bài viết
- 1. Tầm nhìn chiến lược “Xây dựng xanh” trong giới xây dựng liệu đã được thực thi một cách toàn diện
- 2. Greenwashing: Lật tẩy những lời hứa xanh giả tạo
- 2.1. Greenwashing là gì? Khi “xanh” chỉ là lớp vỏ bọc
- 2.2. Thực trạng tại Việt Nam: Cuộc đua xanh và những lỗ hổng
- 2.3. Greenwashing có phá vỡ niềm tin trong ngành xây dựng?
- 2.4. Xây dựng xanh thực sự bắt đầu từ đâu?
- 3. Apollo Silicone - Lựa chọn phát triển bền vững từ cốt lõi
- 4. Hành trình đến tương lai xanh không chỉ là lời nói
Tuy nhiên, đằng sau những tuyên bố “xanh” hoành tráng ấy, ngày càng nhiều chuyên gia đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu công trình có thực sự “xanh” hay chỉ là chiêu trò tiếp thị được phủ lớp sơn màu lá?
1. Tầm nhìn chiến lược “Xây dựng xanh” trong giới xây dựng liệu đã được thực thi một cách toàn diện
Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ngành xây dựng toàn cầu đang chịu áp lực lớn để giảm phát thải carbon. Theo báo cáo của World Green Building Council, ngành xây dựng và bất động sản hiện chiếm tới 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, trong đó 28% đến từ vận hành công trình và 11% từ vật liệu và quy trình xây dựng .
Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, tất cả các công trình mới phải đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2030, và toàn bộ công trình hiện hữu phải được cải tạo để đạt chuẩn này vào năm 2050. Tuy nhiên, tỷ lệ cải tạo hiện tại chỉ đạt dưới 1% mỗi năm, trong khi mục tiêu đề ra là 3% .
Điều này đòi hỏi một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận thiết kế, thi công và vận hành công trình, đồng thời thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ và vật liệu thân thiện với môi trường. Các giải pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng, cũng như hệ thống quản lý tòa nhà thông minh đang trở thành những yếu tố cốt lõi trong chiến lược “Xây dựng xanh”.

2. Greenwashing: Lật tẩy những lời hứa xanh giả tạo
Greenwashing thuật ngữ quảng cáo xanh, được giới thiệu vào thị trường vào năm 1980 bởi nhà môi trường học Jay Westerverld. Với phương châm khẩu hiệu để thế giới hướng đến một tương lai bền vững, an toàn cho nhiều thế hệ về sau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức đã lợi dụng điều này để tạo hình ảnh, tẩy trắng để tăng lợi nhuận hoặc nâng cao hình ảnh thương hiệu.
2.1. Greenwashing là gì? Khi “xanh” chỉ là lớp vỏ bọc
Trước áp lực từ thị trường và các cam kết môi trường, nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng đã lựa chọn con đường ngắn hạn: Greenwashing – tức là tuyên bố các cam kết môi trường không có cơ sở thực tế. Theo Liên Hợp Quốc, greenwashing làm chậm tiến trình hành động thực chất, gây nhiễu thông tin và làm suy giảm niềm tin của cộng đồng .
Một số biểu hiện phổ biến của greenwashing trong ngành xây dựng bao gồm:
Tự phong chứng nhận xanh mà không qua các tổ chức uy tín.
Tuyên bố sử dụng vật liệu thân thiện môi trường nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về thành phần và nguồn gốc.
Quảng bá công trình xanh mà không có dữ liệu đo lường hiệu quả năng lượng hoặc giảm phát thải.
2.2. Thực trạng tại Việt Nam: Cuộc đua xanh và những lỗ hổng
Tại Việt Nam, số lượng công trình được chứng nhận xanh đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo báo cáo của B&Company, đến cuối năm 2024, Việt Nam có tổng cộng 559 công trình được chứng nhận xanh, vượt xa mục tiêu ban đầu là 160 công trình vào năm 2030 .
Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số công trình xây dựng mới. Theo IFC, chỉ khoảng 2% công trình mới tại Việt Nam đạt chứng nhận xanh. Ngoài ra, nhiều công trình tự gắn nhãn "xanh" mà không qua kiểm định từ các tổ chức uy tín như LEED, EDGE, Green Mark hay LOTUS.

2.3. Greenwashing có phá vỡ niềm tin trong ngành xây dựng?
Greenwashing không chỉ gây mất niềm tin từ khách hàng và đối tác mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành xây dựng của một quốc gia.
Làm chậm tiến trình đạt mục tiêu Net Zero, khi các nguồn lực bị phân tán vào các dự án không thực chất.
Gây cạnh tranh không lành mạnh, khi các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường bị lép vế trước những đối thủ chỉ "làm màu".
Tăng rủi ro pháp lý và uy tín, khi các tuyên bố không đúng sự thật bị phát hiện.
2.4. Xây dựng xanh thực sự bắt đầu từ đâu?
Để tránh rơi vào bẫy greenwashing, các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu cần bắt đầu với tư duy phát triển xanh cùng doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội:
Yêu cầu minh bạch thông tin từ các nhà cung cấp vật liệu xanh, bao gồm chứng nhận, thành phần và nguồn gốc.
Ưu tiên các sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, như ISO 14001, ISO 14067, LEED, EDGE, v.v.
Thẩm định kỹ lưỡng các tuyên bố môi trường, tránh bị cuốn theo các chiến dịch marketing không có cơ sở.
3. Apollo Silicone - Lựa chọn phát triển bền vững từ cốt lõi
Apollo Silicone là thương hiệu tiên phong với chiến lược phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu xanh hóa ngành xây dựng. Do đó, Apollo Silicone mang đến sản phẩm chất trám xanh đầu tiên tại Việt Nam - Apollo Green Sealant A300. Chất keo được sản xuất từ nguyên liệu xanh đạt chuẩn trung hòa carbon & truy vết carbon ISO 14067 đầu tiên trên thế giới.

Ngoài ra, sản phẩm còn có các đặc tính nổi bật như: Độ đàn hồi cao, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khả năng bám dính mạnh, phù hợp với nhiều loại bề mặt. Chống tia UV, ozone và độ ẩm, đảm bảo độ bền lâu dài.

4. Hành trình đến tương lai xanh không chỉ là lời nói
Greenwashing là một thách thức lớn đối với ngành xây dựng trong hành trình hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, với sự minh bạch, cam kết thực chất và lựa chọn đối tác uy tín, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một ngành xây dựng xanh đúng nghĩa – không chỉ "xanh" ở lớp sơn ngoài, mà còn "xanh" từ bên trong.
- Link copied!
- 1. Tầm nhìn chiến lược “Xây dựng xanh” trong giới xây dựng liệu đã được thực thi một cách toàn diện
- 2. Greenwashing: Lật tẩy những lời hứa xanh giả tạo
- 2.1. Greenwashing là gì? Khi “xanh” chỉ là lớp vỏ bọc
- 2.2. Thực trạng tại Việt Nam: Cuộc đua xanh và những lỗ hổng
- 2.3. Greenwashing có phá vỡ niềm tin trong ngành xây dựng?
- 2.4. Xây dựng xanh thực sự bắt đầu từ đâu?
- 3. Apollo Silicone - Lựa chọn phát triển bền vững từ cốt lõi
- 4. Hành trình đến tương lai xanh không chỉ là lời nói