
Ngành xây dựng và bài toán phát triển xanh trong hành trình hướng tới Net Zero 2050
Nội dung bài viết
- 1. Ngành xây dựng trước thách thức Net Zero 2050: Thay đổi hay tụt lại?
- 2. Ngành xây dựng trước yêu cầu phát triển xanh: Từ cam kết quốc gia đến áp lực chuyển đổi
- 2.1 Cam kết của Việt Nam tại COP26
- 2.2 Hệ lụy nếu ngành xây dựng không chuyển đổi:
- 2.3 Yêu cầu mới trong ngành xây dựng
- 3. Vai trò của chất trám xanh trong công trình phát triển xanh
- 3.1 Vật liệu xanh - Nền tảng cho công trình bền vững
- 3.2 Giải pháp từ vật liệu "phát triển xanh" - Apollo Green Silicone Sealant A300
- 3.3 Tại sao Apollo Green Silicone Sealant A300 phù hợp với xu hướng Net Zero?
- 4. Hành động ngay hôm nay để dẫn đầu tương lai bền vững
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, ngành xây dựng hiện chiếm tới khoảng 37% lượng phát thải CO2 toàn cầu, trở thành một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi nếu thế giới muốn đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero 2050).
Trong khi đó, nhiều quốc gia như Mỹ, EU đã tích hợp yêu cầu Net Zero vào luật hóa và chuỗi cung ứng. Nếu chậm thích ứng, doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi sân chơi toàn cầu. Cùng Apollo Silicone theo dõi bài viết để khám phá giải pháp từ chất trám xanh A300 Green Sealant, vì sao đây là bước khởi đầu cần thiết cho hành trình xây dựng phát triển xanh trong thời đại Net Zero.
1. Ngành xây dựng trước thách thức Net Zero 2050: Thay đổi hay tụt lại?
Ngành xây dựng toàn cầu đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất lịch sử: chuyển đổi để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero). Trong khi thế giới đang biến Net Zero thành tiêu chuẩn bắt buộc trong chuỗi cung ứng, một bộ phận doanh nghiệp xây dựng vẫn “bình chân như vại” – bỏ lỡ cơ hội bứt phá trong kỷ nguyên xanh.
Tại Mỹ, EU, Nhật Bản…, Net Zero đã được luật hóa và gắn liền với hàng loạt chính sách như thuế carbon xuyên biên giới (CBAM), chứng chỉ ESG, hay các rào cản kỹ thuật về vật liệu xây dựng. Câu hỏi đặt ra: Ngành xây dựng Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu nếu không bắt đầu chuyển mình ngay từ bây giờ?

2. Ngành xây dựng trước yêu cầu phát triển xanh: Từ cam kết quốc gia đến áp lực chuyển đổi
2.1 Cam kết của Việt Nam tại COP26
Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ: Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Các lĩnh vực trọng điểm như xây dựng, năng lượng, giao thông phải đóng góp một phần lớn vào mục tiêu này. Đặc biệt, ngành xây dựng cần phải giảm phát thải một cách sâu rộng, thông qua việc sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.
2.2 Hệ lụy nếu ngành xây dựng không chuyển đổi:
Nếu ngành xây dựng không kịp chuyển đổi, sẽ có một số hệ lụy đáng kể:
Khó tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn do yêu cầu về công trình xanh và vật liệu bền vững.
Bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu vì không đạt tiêu chuẩn về ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) và Carbon Footprint.
Áp lực thuế carbon xuyên biên giới (CBAM) và hàng loạt chính sách "xanh hóa" từ các nước phát triển sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
2.3 Yêu cầu mới trong ngành xây dựng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, ngành xây dựng cần phải thực hiện một cuộc chuyển đổi toàn diện từ vật liệu, quy trình thi công, đến thiết kế kiến trúc theo tiêu chuẩn phát thải thấp. Các vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ là yếu tố cốt lõi trong các công trình xanh.
3. Vai trò của chất trám xanh trong công trình phát triển xanh
3.1 Vật liệu xanh - Nền tảng cho công trình bền vững
Vật liệu xanh, với chỉ số VOC (Volatile Organic Compounds) thấp và có chứng nhận quốc tế như LEED, LOTUS, EDGE, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu phát thải thấp. Những sản phẩm tưởng chừng nhỏ như keo trám, chất kết dính, sơn,... cũng có vai trò then chốt trong tổng điểm xanh của một công trình.
3.2 Giải pháp từ vật liệu "phát triển xanh" - Apollo Green Silicone Sealant A300
Trong hệ sinh thái sản phẩm chất lượng của Apollo, Apollo Green Silicone Sealant A300 là chất trám xanh đầu tiên tại Việt Nam. Đây là giải pháp tiêu biểu hỗ trợ các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn Net Zero.
Cam kết xanh rõ ràng: Chất keo được sản xuất từ nguyên liệu xanh, đạt chuẩn trung hòa carbon và truy vết carbon ISO 14067 - tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên.
VOC thấp: An toàn cho sức khỏe và môi trường.
Kháng UV, ozone, độ ẩm: Đảm bảo độ bền vượt thời gian, thích ứng với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ứng dụng đa dạng: Sử dụng cho kính, kim loại, cửa sổ, bể kính, bề mặt rỗ xốp,...

>>> Hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh trong xây dựng công trình xanh
3.3 Tại sao Apollo Green Silicone Sealant A300 phù hợp với xu hướng Net Zero?
Apollo Green Silicone Sealant A300 không chỉ là một chất trám thông thường mà còn là biểu tượng cho hướng phát triển mới của ngành xây dựng. Sản phẩm này giúp giảm phát thải ngay từ khâu sản xuất, hỗ trợ các nhà thầu, kiến trúc sư và chủ đầu tư trong việc xây dựng công trình đạt tiêu chuẩn phát thải thấp và bền vững.
4. Hành động ngay hôm nay để dẫn đầu tương lai bền vững
Ngành xây dựng không thể chờ đến năm 2050 mới bắt đầu chuyển mình. Chúng ta cần hành động ngay hôm nay để bắt kịp xu hướng phát triển bền vững toàn cầu. Việc lựa chọn vật liệu xanh như A300 Green Sealant là bước đi đầu tiên và cần thiết để chuẩn hóa công trình theo tiêu chí phát thải thấp.
Kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu: Hãy kiểm tra lại danh mục vật liệu hiện tại của bạn: Đã thật sự “xanh” chưa?
Chủ đầu tư, chủ công trình: Mỗi sản phẩm bạn chọn là một tuyên bố trách nhiệm đối với môi trường và thế hệ tương lai.

Chọn đúng sản phẩm chất lượng ngay từ đầu là góp phần bảo vệ môi trường xanh của chúng ta. Vật liệu xanh đạt chuẩn quốc tế như là lời khẳng định vị thế trong ngành xây dựng đang chuyển mình theo chuẩn mực toàn cầu. Đừng để ngành xây dựng tụt lại phía sau trong cuộc đua Net Zero 2050.
- Link copied!
- 1. Ngành xây dựng trước thách thức Net Zero 2050: Thay đổi hay tụt lại?
- 2. Ngành xây dựng trước yêu cầu phát triển xanh: Từ cam kết quốc gia đến áp lực chuyển đổi
- 2.1 Cam kết của Việt Nam tại COP26
- 2.2 Hệ lụy nếu ngành xây dựng không chuyển đổi:
- 2.3 Yêu cầu mới trong ngành xây dựng
- 3. Vai trò của chất trám xanh trong công trình phát triển xanh
- 3.1 Vật liệu xanh - Nền tảng cho công trình bền vững
- 3.2 Giải pháp từ vật liệu "phát triển xanh" - Apollo Green Silicone Sealant A300
- 3.3 Tại sao Apollo Green Silicone Sealant A300 phù hợp với xu hướng Net Zero?
- 4. Hành động ngay hôm nay để dẫn đầu tương lai bền vững