Hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh trong xây dựng công trình xanh
Nội dung bài viết
- 1. Vật liệu xanh - Tương lai của ngành xây dựng
- 2. Hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh trong xây dựng
- 3. Một số vật liệu xanh được ứng dụng hiện nay
- 4. Apollo Green Sealant A300: Chất trám xanh kiến tạo nên những công trình xanh
- 5. Kết luận
Nhiều quan điểm cho rằng vật liệu xanh là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ. Vậy quan điểm này có thật sự chính xác? Liệu các vật liệu xuất xứ từ thiên nhiên như tre, gỗ, hay than đá có đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường? Bài viết dưới đây từ Apollo Silicone sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về khái niệm vật liệu xanh.
1. Vật liệu xanh - Tương lai của ngành xây dựng
Trước hết, để hiểu rõ khái niệm vật liệu xây dựng xanh, hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của vật liệu xây dựng trong cuộc sống hàng ngày.
Vật liệu xây dựng là nền tảng quan trọng tạo nên các công trình vững chắc, thay đổi diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Nhờ sự tiến bộ công nghệ, các vật liệu như xi măng, gạch, thép và bê tông không chỉ đảm bảo độ bền cho các công trình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng trên toàn thế giới.
Tuy đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống, nhưng không thể phủ nhận rằng các vật liệu xây dựng trong quá trình khai thác và sản xuất vẫn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Hoạt động này thường thải ra khí độc hại và tạo ra rác thải khó tái chế, góp phần làm gia tăng ô nhiễm và áp lực lên hệ sinh thái.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tiêu thụ tới 17% lượng nước, 40% năng lượng và phát thải 50% lượng khí thải trong toàn ngành công nghiệp. Ngoài ra, quá trình sản xuất xi măng và gạch nung – những vật liệu xây dựng phổ biến – cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra lượng khí CO2 lớn, góp phần vào biến đổi khí hậu.
Vật liệu xây dựng xanh là loại vật liệu thân thiện với môi trường không chỉ giúp giảm thiểu lượng chất thải không thể tái chế mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Việc sử dụng các loại vật liệu này giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên như gỗ, đá và khoáng sản, từ đó giảm áp lực lên môi trường. Theo nghiên cứu, công trình xanh và vật liệu xanh giúp giảm từ 25% đến 50% năng lượng sử dụng; giảm được từ 33% đến 39% phát thải CO2. Sự chuyển hướng sang vật liệu xanh trong xây dựng là rất cần thiết để bảo vệ hành tinh và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
2. Hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh trong xây dựng
Nhiều người vẫn cho rằng vật liệu xanh là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ như gỗ hay tre. Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn chính xác. Vật liệu xanh được định nghĩa không chỉ dựa trên nguồn gốc tự nhiên, mà còn phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí khác quan trọng hơn về tính bền vững và giảm thiểu tác động đến môi trường. Theo định nghĩa từ Trung tâm Thiết bị Môi trường và An toàn lao động, vật liệu xanh là vật liệu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
Là vật liệu không có tính chất độc hại;
Vật liệu được làm từ vật liệu tái chế và phải là vật liệu có khả năng tái chế được;
Vật liệu tiết kiệm tài nguyên, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả;
Vật liệu có vòng đời sử dụng dài;
Vật liệu quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và thu hồi sau khi sử dụng.
Có thể thấy, vật liệu xanh không nhất thiết phải có nguồn gốc từ thiên nhiên hay hữu cơ. Điều quan trọng là phải hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh để tránh những hiểu lầm và đảm bảo rằng các giải pháp sử dụng vật liệu này thực sự mang lại lợi ích bền vững.
Trong đó, vấn đề khai thác và sản xuất đúng cách chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong ngành xây dựng hiện nay, giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong suốt chuỗi sản xuất. Ngoài ra, việc tối ưu hóa quá trình sử dụng vật liệu, từ tuổi thọ, khả năng tái chế đến việc giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ hệ sinh thái và hướng tới một tương lai bền vững.
3. Một số vật liệu xanh được ứng dụng hiện nay
Ngày nay, vật liệu xanh đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Theo các nghiên cứu mới nhất của MDPI (Multidisciplinary Digital Publishing Institute) các vật liệu xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Một số vật liệu xanh điển hình bao gồm:
Gạch không nung: Không cần quá trình nung nhiệt, gạch không nung giảm thiểu lượng khí CO2 phát thải ra môi trường, đồng thời có độ bền và khả năng tái chế cao.
Xốp cách nhiệt XPS: Với khả năng cách nhiệt tốt, xốp XPS giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Apollo Green Silicone Sealant A300: Vật liệu trám trét kết dính được thiết kế và phát triển bắt nguồn từ Apollo Silicone A300 an toàn với người sử dụng, được ưa chuộng tại Việt Nam suốt hơn 20 năm qua. Nguyên liệu sản phẩm được sản xuất với quy trình thân thiện môi trường, giảm thiểu phát thải khí CO2, đạt tiêu chuẩn trung hoà Carbon (ISO 14067 - Footprinted Carbon).
Trong lĩnh vực chất trám xây dựng tại Việt Nam, Apollo Silicone là thương hiệu tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển chất trám xây dựng xanh với quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất, góp phần kiến tạo tương lai ngành xây dựng Việt Nam.
4. Apollo Green Sealant A300: Chất trám xanh kiến tạo nên những công trình xanh
Hơn hai thập kỷ đồng hành cùng sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, Apollo Silicone hiểu rõ vai trò của mình trên hành trình kiến tạo nên những công trình bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hướng đến phát triển xanh và giảm thiểu tác động môi trường, Apollo Silicone tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong và định hướng thị trường với chiến lược cung cấp giải pháp phát triển bền vững cho ngành công nghiệp hoá chất và vật liệu xây dựng.
Chúng tôi tự hào giới thiệu sản phẩm mới Apollo Green Sealant A300, chất keo silicone bền vững thân thiện môi trường, sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp từ ShinEtsu (Nhật Bản) - tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất để giảm thiểu tối đa lượng khí thải ra môi trường. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm bền vững.
Sự xuất hiện của Apollo A300 Green Sealant sẽ tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng, thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp hoá chất vật liệu xây dựng Việt Nam và thế giới.
5. Kết luận
Công trình xanh là xu hướng tất yếu của ngành xây dựng Việt Nam và thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Apollo Silicone cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp và khách hàng trên hành trình kiến tạo những công trình không chỉ thẩm mỹ, bền vững mà còn an toàn, thân thiện với môi trường.
Hãy cùng Apollo chung tay kiến tạo tương lai bền vững qua thông điệp "Chất keo cuộc sống," gắn kết và phát triển vì một môi trường sống bền vững và thịnh vượng.
Nguồn tham khảo:
1. Báo Xây Dựng. “Vật liệu xanh - Nền tảng xây dựng công trình xanh Việt Nam.” Báo Xây Dựng, 19/09/2023.
2. MDPI. “The Role of Green Building Materials in Reducing Environmental and Human Health Impacts.” MDPI, 10/04/2020.
- Link copied!
- 1. Vật liệu xanh - Tương lai của ngành xây dựng
- 2. Hiểu đúng về khái niệm vật liệu xanh trong xây dựng
- 3. Một số vật liệu xanh được ứng dụng hiện nay
- 4. Apollo Green Sealant A300: Chất trám xanh kiến tạo nên những công trình xanh
- 5. Kết luận