Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
06/12/2024

Giải pháp chống thấm trần nhà thạch cao triệt để từ Apollo Silicone

Trong quá trình sửa chữa và hoàn thiện công trình, việc khắc phục các vấn đề thấm dột luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, sau những trận mưa kéo dài, tình trạng nước thấm qua mái tôn hoặc tường có thể khiến trần nhà xuất hiện các mảng ẩm ướt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ làm suy giảm kết cấu công trình nếu không được xử lý kịp thời.

Nội dung bài viết

  • 1. Nước thấm từ mái tôn xuống trần nhà
  • 2. Không gian trong nhà thiếu thông gió
  • 3. Sự lạm dụng vật liệu không đạt tiêu chuẩn
  • 4. Kết luận

Hiện tượng thấm nước không chỉ làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà mà còn tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Trong bài viết này, Apollo Silicone sẽ phân tích các nguyên nhân gây thấm nước và gợi ý giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả, giúp công trình của bạn luôn bền đẹp theo thời gian.

1. Nước thấm từ mái tôn xuống trần nhà

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nấm mốc trên trần thạch cao là nước thấm từ mái tôn. Đối với các công trình sử dụng mái tôn, khi bước vào mùa mưa lớn, tôn quá cũ, không đạt chất lượng hoặc không được chống thấm đúng cách sẽ dễ xuất hiện tình trạng mái tôn bị dột.

Cực phẩm chống thấm Apollo A500 giúp khắc phục tình trạng thấm dột từ mái tôn hiệu quả
Cực phẩm chống thấm Apollo A500 giúp khắc phục tình trạng thấm dột từ mái tôn hiệu quả

Mái tôn khi sử dụng lâu dài, dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt, dễ hình thành các vết nứt, khe hở, lỗ đinh hoặc các chỗ hỏng do gió bão gây ra. Nước mưa từ các vị trí này thấm xuống bề mặt trần thạch cao tạo môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, khi nước thấm vào, thạch cao sẽ trở nên yếu đi, mất đi khả năng chịu lực, gây nứt nẻ, thậm chí là sập trần trong những trường hợp nghiêm trọng. Đây là vấn đề mà nhiều công trình đã từng gặp phải, đặc biệt là ở các công trình xây dựng tại các khu vực có khí hậu ẩm ướt hoặc mưa nhiều.

Do đó, bạn cần phát hiện kịp thời các vết dột kết hợp với việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nước thấm một cách triệt để. Để ngăn chặn tình trạng này, việc kiểm tra và sửa chữa mái tôn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà thợ thầu cần lưu ý. Để vá lại các vết nứt, khe hở, lỗ đinh có khả năng thấm dột, bạn nên sử dụng keo silicone chất lượng Apollo A500 - Cực phẩm chống thấm từ Apollo Silicone. Chất keo với độ bám dính cao và khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tia UV giúp ngăn nước thấm vào bên trong, đảm bảo an toàn cho trần nhà.

2. Không gian trong nhà thiếu thông gió

Bên cạnh yếu tố nước thấm qua trần, một nguyên nhân khác cũng rất phổ biến dẫn đến tình trạng nấm mốc trên trần nhà thạch cao là không gian phía trên trần không được thông gió đúng cách. Nhiều công trình chưa chú trọng đến việc thiết kế hệ thống thông gió, dẫn đến tình trạng không khí ẩm tích tụ, không thể thoát ra ngoài. 

Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của nước thấm từ mái hoặc các khu vực xung quanh. Khi không gian không có đủ luồng khí đối lưu, độ ẩm trong phòng tăng lên đáng kể, dẫn đến sự xuất hiện của các mảng nấm mốc màu đen hoặc xanh lá cây trên trần thạch cao.

Trong khi đó, thạch cao lại là một vật liệu hấp thụ độ ẩm, khi tiếp xúc với nước, nó sẽ dễ dàng thẩm thấu và giữ lại độ ẩm bên trong, từ đó trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Khi lượng ẩm bên trong thạch cao đạt đến một mức độ nhất định, bề mặt trần sẽ bắt đầu xuất hiện các mảng ẩm, gây mất thẩm mỹ và giảm độ bền của công trình.

Thiết kế hệ thống cửa thông gió phù hợp sẽ giúp loại bỏ tình trạng không khí ẩm tích, hạn chế sự phát triển của nấm mốc
Thiết kế hệ thống cửa thông gió phù hợp sẽ giúp loại bỏ tình trạng không khí ẩm tích, hạn chế sự phát triển của nấm mốc

Vì vậy, thợ thầu cần lưu ý rằng việc thông gió tốt không chỉ giúp ngăn ngừa nấm mốc mà còn đảm bảo không khí trong lành cho không gian sống bên dưới. Giải pháp cải thiện hệ thống thông gió có thể bao gồm việc lắp đặt các lỗ thông hơi hoặc hệ thống quạt hút để đẩy không khí ẩm ra ngoài.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dòng keo dán kính cao cấp phù hợp để thi công cửa kính

3. Sự lạm dụng vật liệu không đạt tiêu chuẩn

Trong thực tế, nhiều công trình xây dựng gặp phải vấn đề ẩm mốc, nứt nẻ trên trần nhà do việc sử dụng vật liệu thạch cao kém chất lượng hoặc không đạt tiêu chuẩn. Khi lựa chọn vật liệu xây dựng không đúng, không phù hợp với điều kiện khí hậu, thợ thầu dễ gặp phải tình trạng trần nhanh chóng bị hư hỏng, mục nát và dễ bị nấm mốc tấn công. 

Đặc biệt là các loại thạch cao giá rẻ, không có khả năng chống ẩm thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Việc sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng không chỉ làm giảm tuổi thọ công trình mà còn khiến thợ thầu mất uy tín trong mắt khách hàng.

Apollo A500 là giải pháp ưu việt thi công chống thấm cho mối nối ngoài trời, bảo vệ công trình bền vững
Apollo A500 là giải pháp ưu việt thi công chống thấm cho mối nối ngoài trời, bảo vệ công trình bền vững

Ngoài ra, các vật liệu chống thấm như keo silicone cũng rất quan trọng, bảo vệ công trình trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sử dụng keo giả, keo nhái kém chất lượng sẽ khiến mối nối dễ bị bong tróc, co ngót sau một thời gian, tạo ra các khe hở gây thấm nước, ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Vì vậy, Apollo Silicone khuyến cáo thợ thầu lành nghề và các gia chủ thông minh nên lựa chọn giải pháp trám trét chất lượng.

Với phương châm “Chất lượng là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công”, Apollo Silicone không ngừng nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái sản phẩm chất lượng cao, với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ các tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và ShinEtsu (Nhật Bản), cùng dây chuyền sản xuất tiên tiến được kiểm soát nghiêm ngặt bởi các chuyên gia đầu ngành. Nhờ đó nên sản phẩm của Apollo Silicone luôn là lựa chọn hàng đầu của thợ thầu lành nghề và người dùng thông minh thi công trám trét các hạng mục xây dựng, bảo vệ công trình bền vững.

Đối với khu vực mái tôn, khe hở tường ngoại thất gây thấm nước, Apollo A500 chính là lựa chọn chất lượng nhất, khẳng định vị thế dẫn đầu của Apollo Silicone trên thị trường chất trám xây dựng tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua.

Ngoài ra, để đảm bảo trần nhà luôn trong tình trạng tốt nhất, bạn nên thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các khu vực dễ bị thấm nước, nhằm phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Top 5 loại keo silicone chống thấm dột và chống nước tốt nhất

4. Kết luận

Chống thấm trần nhà không chỉ là một biện pháp bảo vệ thẩm mỹ công trình mà còn là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo độ bền và chất lượng lâu dài của trần thạch cao. Đối với thợ thầu, việc nắm rõ nguyên nhân và cách thức xử lý tình trạng ẩm mốc trên trần thạch cao là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự thành công của mọi dự án. Từ việc sửa chữa, chống thấm mái tôn đến việc cải thiện hệ thống thông gió và sử dụng các sản phẩm chống thấm chất lượng, thợ thầu có thể hoàn toàn tự tin vào khả năng chống thấm trần nhà, ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Bài viết liên quan
Keo Apollo A500 - Giải pháp trám con lươn mái tôn hiệu quả
Keo Apollo A500 - Giải pháp trám con lươn mái tôn hiệu quả
15/01/2024
Bật mí top 4 vật liệu chống thấm mái tôn bị dột hiệu quả
Bật mí top 4 vật liệu chống thấm mái tôn bị dột hiệu quả
07/08/2024
Cải Tạo Nhà Cấp 4 - Các Lựa Chọn Chống Thấm Mái Tôn Bền Vững Và Tiết Kiệm
Kinh nghiệm chống thấm bền vững cho mái tôn khi cải tạo nhà cấp 4
17/09/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Nước thấm từ mái tôn xuống trần nhà
  • 2. Không gian trong nhà thiếu thông gió
  • 3. Sự lạm dụng vật liệu không đạt tiêu chuẩn
  • 4. Kết luận