Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
21/02/2024

Cách sử dụng keo trám Apollo xử lý khe nứt tường nhanh chóng và hiệu quả

Những khe nứt tường, lỗ thủng trên tường sẽ ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của gia chủ. Ngoài ra, những khe nứt tường này còn chính là nguyên nhân của tình trạng rò rỉ hơi máy lạnh, côn trùng làm tổ và dễ dàng bay vào nhà…

Nội dung bài viết

  • 1. Hướng dẫn cách trám khe nứt tường vô cùng hiệu quả, nhanh chóng
    • Bước 1: Vệ sinh khu vực khe nứt tường
    • Bước 2: Tiến hành phun sương làm ẩm bên trong khe nứt
    • Bước 3: Lắc đều bình xịt Apollo PU Foam
    • Bước 4: Bắt đầu trám keo
    • Bước 5: Chờ khô
    • Bước 6: Dùng dao để cắt phần keo bọt nở thừa
    • Bước 7: Hoàn thiện bề mặt
  • 2. Tổng kết

Cùng Apollo Silicone giải quyết tốt các vấn đề này với chất keo trám vá tường Apollo PU Foam. Ngoài ra bạn cũng sẽ có thể tham khảo một số mẹo hay khi sử dụng keo trám vá tường Apollo PU Foam để đạt được kết quả tốt nhất ngay trong bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn cách trám khe nứt tường vô cùng hiệu quả, nhanh chóng

Dưới đây là một số bước cơ bản để trám khe nứt tường hiệu quả với Apollo PU Foam:

Bước 1: Vệ sinh khu vực khe nứt tường

Trước khi bắt đầu quá trình trám khe nứt tường, việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh khu vực cần thi công. Điều này đảm bảo rằng không còn bụi bẩn hay chất cặn bám nào bên trong khe nứt, giúp cho quá trình trám diễn ra suôn sẻ hơn.

Để làm sạch khe nứt, bạn có thể sử dụng dao rọc giấy, giúp cạo sạch những phần bụi bẩn khó loại bỏ bên trong khe nứt. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng cọ quét sơn để phủi sạch những phần bụi bẩn vừa được cạo ra.

Kết hợp sử dụng dao rọc giấy và cọ quét sơn để vệ sinh khe nứt tường
Kết hợp sử dụng dao rọc giấy và cọ quét sơn để vệ sinh khe nứt tường

Sau khi đã làm sạch bụi bẩn, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để lau sạch những phần bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt. Việc này giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, làm sạch và làm ẩm bề mặt tường, giúp cho chất keo trám vá tường bám tốt hơn với bề mặt.

Bước 2: Tiến hành phun sương làm ẩm bên trong khe nứt

Apollo PU Foam hoạt động tốt nhất khi bề mặt vật liệu được làm ẩm trước. Điều này giúp chất keo bọt nở dễ dàng bám chắc, bín kín khe nứt tường tạo ra một lớp trám chắc chắn và bền vững.

Để làm ẩm khe nứt, bạn có thể sử dụng một bình xịt nước và tiến hành phun sương nhẹ lên bề mặt khe nứt. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ khe nứt đều được làm ẩm đều. Lưu ý: Không nên làm ướt quá để tránh làm giảm hiệu quả trám trét của Apollo PU Foam.

Bước 3: Lắc đều bình xịt Apollo PU Foam

Tiến hành lắc đều bình xịt Apollo PU Foam khoảng 20 lần, việc này giúp cho chất liệu bên trong bình xịt được trộn đều, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bơm keo. Sau đó, gắn vòi phun vào bình xịt, giúp cho chất keo bọt nở dễ dàng bơm sâu vào bên trong khe nứt tường hơn. 

Bước 4: Bắt đầu trám keo

Đặt vòi bơm vào khe nứt trên tường và bơm keo. Hãy nhớ luôn đặt bình xịt theo hướng đáy lên trên và điền các khoảng trống với bọt xốp đến độ sâu từ 30 - 70% tùy thuộc vào độ rộng vị trí cần trám. Điều chỉnh lực ép lên nút thả súng để kiểm soát khối lượng keo bọt phun ra ngoài.

Hãy nhớ luôn đặt bình xịt theo hướng đáy lên trên và chỉ phun khoảng 70% diện tích khe nứt
Hãy nhớ luôn đặt bình xịt theo hướng đáy lên trên và chỉ phun khoảng 70% diện tích khe nứt

Bước 5: Chờ khô

Sau khi bơm chất keo bọt nở vào trong khe nứt tường thì ta tiến hành cho chất keo khô trong khoảng 15 - 20 phút. 

Chờ chất keo bọt nở khô trong khoảng từ 15 - 20 phút rồi mới tiến hành các bước tiếp theo

Bước 6: Dùng dao để cắt phần keo bọt nở thừa

Sau khi chất keo bọt đã khô hoàn toàn, chúng ta có thể linh hoạt sử dụng dao hoặc cây sủi để làm phẳng lại bề mặt. Sau khi đã cắt bỏ xong phần keo bọt thừa, bạn nên tiến hành vệ sinh hoàn toàn khu vực vừa trám bằng cách sử dụng khăn tẩm axeton. Axeton sẽ giúp loại bỏ những dư lượng keo bọt còn sót lại, giúp bề mặt trở nên sạch sẽ và mịn màng.

Có thể linh hoạt sử dụng dao rọc giấy hoặc cây sủi để làm phẳng lại bề mặt

Bước 7: Hoàn thiện bề mặt

Bước cuối cùng trong quá trình trám khe nứt tường là hoàn thiện bề mặt. Đây là bước quan trọng để đảm bảo bề mặt thi công trở nên mịn màng và đẹp mắt, đồng thời tạo nên độ thẩm mỹ cho toàn bộ khu vực vừa được trám.

Nếu sau khi đã cắt bỏ phần keo bọt nở thừa mà bề mặt khe nứt tường vẫn chưa đạt được độ hoàn thiện mà bạn mong muốn, bạn có thể sử dụng bột trét tường hoặc Apollo Acrylic A100. Những chất liệu này sẽ giúp bạn trát và làm phẳng lại bề mặt, tạo nên một lớp phủ mịn màng và đẹp mắt.

Sử dụng Apollo Acrylic A100 để làm phẳng và làm mịn bề mặt
Sử dụng Apollo Acrylic A100 để làm phẳng và làm mịn bề mặt

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ khu vực vừa được trám, bạn có thể sử dụng sơn tường với màu sắc ưa thích để sơn phủ lên bề mặt vết nứt vừa được xử lý, tạo ra một bề mặt màu sắc hài hòa, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian nhà bạn.

>>> Xem chi tiết các bước trám khe tường bằng Apollo PU Foam tại chuyên mục Tháo vát mỗi ngày cùng Apollo Silicone:

2. Tổng kết

Với những hướng dẫn chi tiết vừa rồi, việc sử dụng keo trám vá tường để xử lý khe nứt tường không còn là nhiệm vụ khó khăn. Apollo Silicone không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc trám vá khe nứt, mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Trên thị trường hiện nay, các loại keo trám Apollo Silicone bị nhái lại tên gọi và làm giả rất nhiều. Apollo Silicone kêu gọi mọi người cùng chống lại hàng giả, hàng nhái trên thị trường để bảo vệ uy tín thương hiệu cũng như đạo đức kinh doanh. Với mong muốn giúp người dùng kiểm tra sản phẩm chính hãng, Apollo Silicone đã phát triển ứng dụng với tính năng quét mã QR, giúp phân biệt hàng thật/giả nhanh chóng. Hãy tải ứng dụng và trải nghiệm ngay.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Bài viết liên quan
Cách sử dụng Apollo Foam xử lý khe nứt tường cỡ lớn
Cách sử dụng Apollo Foam xử lý khe nứt tường cỡ lớn
14/12/2023
Cách dùng keo trám tường Apollo Acrylic A100 xử lý khe hở ổ điện cực dễ
Cách dùng keo trám tường Apollo Acrylic A100 xử lý khe hở ổ điện cực dễ
05/01/2024
Khám phá điểm đặc biệt trong cơ chế hoạt động của keo PU Foam
Khám phá điểm đặc biệt trong cơ chế hoạt động của keo PU Foam
25/01/2024