Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
14/03/2024

Cách dán kính bể cá: Lưu ý cần biết khi keo silicon chưa khô hoàn toàn

Khi thực hiện việc dán kính bể cá, ngoài việc người dùng cần lựa chọn được loại keo silicone chất lượng thì để kính bể cá chắc chắn và bền đẹp cần lưu ý về thời gian khô của keo.

Nội dung bài viết

  • 1. Keo silicone dán kính bể cá bao lâu thì khô?
  • 2. Các lưu ý cần biết sau khi thực hiện cách dán bể cá đúng kỹ thuật
    • 2.1 Không xê dịch khi keo chưa khô
    • 2.2 Không đổ nước hay thả cá quá sớm
    • 2.3 Không nên dùng nhiệt để keo khô nhanh hơn
    • 2.4 Không làm bẩn bề mặt keo
  • 2. Tổng kết

Như vậy thì các vết nối, gắn kết mới có thể bền đẹp, đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách dán kính bể cá thời gian keo silicone khô để làm ra một hồ cá thẩm mỹ đơn giản ngay tại nhà mà không tốn nhiều chi phí

1. Keo silicone dán kính bể cá bao lâu thì khô?

Apollo Silicone A300 - giải pháp tuyệt vời khi thi công dán kính bể cá

Nhiều người sẽ có thắc mắc keo silicon bao lâu thì khô? Câu trả lời là thời gian keo silicon khô bề mặt sẽ khoảng từ 5 - 8 phút và để khô hoàn toàn là 24 giờ. Khi dùng keo để dán bể cá nên lưu ý sau khi keo khô hoàn toàn mới có thể đổ nước vào bể. Có như vậy thì mới có thể phát huy được tác dụng kết dính và kháng nước của keo. 

Một trong những mẹo nhỏ của cách dán kính bể cá đẹp là trước khi đổ nước sử dụng nên kiểm tra độ chắc chắn của bể cá. Điều này sẽ giúp bể cá mới được an toàn, tránh đổ nước và cho cá vào bể xong mới phát hiện bể không chắc chắn sẽ phải khắc phục tốn thời gian và chi phí. Ngoài ra, còn nhiều lưu ý khác bạn cũng nên biết, hãy cùng tìm hiểu nhé.

2. Các lưu ý cần biết sau khi thực hiện cách dán bể cá đúng kỹ thuật

Cách dán kính bể cá đúng kỹ thuật cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề để mang lại chất lượng bể cá như mong muốn. Ngoài việc lựa chọn loại keo dán kính bể cá phù hợp có khả năng kháng nước và sử dụng trong thi công kính thì còn một số lưu ý khác như: 

2.1 Không xê dịch khi keo chưa khô

Khi thi công dán kính bể cá nên lựa chọn bề mặt cố định, bằng phẳng và trong thời gian chờ keo không không nên xê dịch. Điều này rất quan trọng để đảm bảo keo có thời gian liên kết một cách hoàn hảo và đảm bảo độ bền chắc cho liên kết. Bạn nên đợi khoảng 5 - 8 phút sau khi sử dụng để keo có thể khô bề mặt. Hạn chế các tác động lực quá mạnh khi keo chưa khô hoàn toàn trong khoảng 24 giờ sau khi thi công. 

2.2 Không đổ nước hay thả cá quá sớm

Đợi keo khô hoàn toàn để đảm bảo độ bề vững của bể cá

Lưu ý trong quá trình thực hiện cách dán kính bể cá, không nên đổ nước/thả cá khi keo chưa khô hoàn toàn (24h), điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu quá trình gắn kết của keo. Khi keo chưa khô hoàn toàn nước có thể làm mềm hoặc tan keo, dẫn tới mất tính liên kết và gây hư hỏng sản phẩm, bể cá không liên kết chắc chắn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Do đó, hãy chắc chắn keo của bạn đã khô hoàn toàn theo đúng hướng dẫn sử dụng có trên bao bì trước khi tiếp xúc trực tiếp với nước. Thời gian khô hoàn toàn của keo thường trong khoảng 24h nhưng cũng có thể phù thuộc vào từng loại keo và điều kiện môi trường thi công. 

2.3 Không nên dùng nhiệt để keo khô nhanh hơn

Nhiều người thường nghĩ sử dụng nhiệt lượng cao từ máy sấy tóc, súng khò nhiệt sẽ giúp cho keo khô nhanh hơn, tiết kiệm thời gian thi công. Nhưng không biết rằng đây hoàn toàn không phải là cách dán kính bể cá đúng kỹ thuật. Việc sử dụng nhiệt để cố gắng làm keo khô nhanh hơn sẽ làm giảm hiệu quả của keo trong quá trình kết dính. 

Khi sử dụng nhiệt lượng lớn sẽ làm keo khô quá nhanh gây ra những biến dạng không mong muốn hoặc làm yếu các liên kết. Điều này gây đến mất tính chất linh hoạt và độ bền của liên kết, tạo ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của liên kết keo. 

Do đó, bạn nên để cho keo có thể khô tự nhiên hoặc làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sẽ cho kết quả tốt nhất khi thi công. Việc này sẽ giúp cho keo có đủ thời gian để liên kết đồng đều và đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng để dán kính bể cá. 

2.4 Không làm bẩn bề mặt keo

Khi trám keo Apollo A300 cần đảm bảo bề mặt keo phải thật sạch sẽ không có bụi bẩn nào
Keo silicon Apollo A300 cần đảm bảo bề mặt keo phải thật sạch sẽ không có bụi bẩn nào

Sau khi thi công sẽ có nhiều người không để ý mà vô tình làm bẩn bề mặt của keo, những vết bẩn nhỏ không đáng chú ý này đôi khi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bể cá mà bạn không hề hay biết. Bởi vì bụi bẩn chính là một trong những tác nhân làm giảm hiệu quả bám dính của keo silicone. 

Bề mặt keo phải sạch sẽ không bị dính dầu mỡ hay các loại dung môi, dung dịch khác để đảm bảo keo có thể liên kết một cách hiệu quả. Trước khi thực hiện cách dán kính bể cá nên vệ sinh kỹ bề mặt kính để loại bỏ bụi bẩn hay dầu mỡ. Sau khi thi công nên giữ cho bề mặt keo sạch sẽ cho đến khi khô hoàn toàn sẽ giúp đảm bảo liên kết mạnh mẽ và bền vững.

>>> Tìm hiểu thêm: 3 Loại keo dán kính bể cá chuyên dụng bền chắc nhất

2. Tổng kết

Khi tìm hiểu về cách dán kính bể cá bạn cũng cần nắm rõ thời gian khô của từng loại keo để thi công hiệu quả. Ngoài ra, để thi công có hiệu quả, việc chọn một sản phẩm cao cấp là bước rất quan trọng giúp bạn hoàn toàn an tâm về chất lượng của từng sản phẩm. Apollo Silicone là thương hiệu cung cấp đa dạng các dòng chất trám silicone cao cấp nhất trên thị trường, sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu trám trét của người tiêu dùng, kiến tạo nên công trình bền đẹp

Để mua đúng sản phẩm chính hãng, người tiêu dùng có thể tải ứng dụng Apollo Silicone trên điện thoại thông minh để sử dụng tính năng quét mã QR để kiểm tra nguồn gốc chính hãng của sản phẩm bằng cách sử dụng điện thoại.

Bắt kịp xu thế kỷ nguyên số, ứng dụng Apollo Silicone không chỉ bảo vệ người dùng khỏi hàng giả, hàng nhái kém chất lượng mà còn mang tới những trải nghiệm mới cho khách hàng khi cập nhật liên tục các kiến thức ngành, kinh nghiệm sử dụng rất hữu ích. Tải app để trải nghiệm ngay!

>>> Mời bạn xem thêm các sản phẩm chất trám cao cấp Apollo Silicone tại đây

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
3 Loại keo dán kính bể cá chuyên dụng bền chắc nhất
3 Loại keo dán kính bể cá chuyên dụng bền chắc nhất
24/09/2023
Cách làm keo silicon nhanh khô với 7 mẹo sau
Mẹo và cách làm keo silicone nhanh khô
07/10/2023
Hướng dẫn làm hồ kính Terrarium đa giác bằng Apollo Silicone A300
Hướng dẫn làm hồ kính Terrarium đa giác bằng Apollo Silicone A300
29/12/2023
Nội dung bài viết
  • 1. Keo silicone dán kính bể cá bao lâu thì khô?
  • 2. Các lưu ý cần biết sau khi thực hiện cách dán bể cá đúng kỹ thuật
    • 2.1 Không xê dịch khi keo chưa khô
    • 2.2 Không đổ nước hay thả cá quá sớm
    • 2.3 Không nên dùng nhiệt để keo khô nhanh hơn
    • 2.4 Không làm bẩn bề mặt keo
  • 2. Tổng kết