Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
24/07/2024

Cách chống mốc hiệu quả cải tạo không gian nhà bếp chất lượng

Tình trạng nấm mốc xuất hiện trong không gian nhà bếp không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống.

Nội dung bài viết

  • 1. Tại sao không gian nhà bếp là môi trường phát triển lý tưởng của nấm mốc?
  • 2. Những cách ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả kiến tạo không gian bếp sạch đẹp
    • 2.1 Duy trì độ ẩm thích hợp
    • 2.2 Vệ sinh thường xuyên
    • 2.3 Không để bát đĩa hoặc vật dụng ướt vào tủ
    • 2.4 Kiểm tra tình trạng rò rỉ nước
  • 3. Kết luận

Trong bài viết này, Apollo Silicone sẽ cung cấp đến bạn những cách chống mốc cực chất kiến tạo không gian nhà bếp chất lượng, an toàn.

1. Tại sao không gian nhà bếp là môi trường phát triển lý tưởng của nấm mốc?

Vụn thức ăn vương vãi trên thớt, kệ bếp, bồn rửa chén... là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, các loại trái cây, rau củ chín cũng tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Những vị trí như thùng rác trong nhà bếp, đặc biệt là thùng rác đựng thức ăn thừa cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và nấm mốc.

Viền bồn rửa chén là nơi trú ngụ lý tưởng của nấm mốc
Viền bồn rửa chén là nơi trú ngụ lý tưởng của nấm mốc

Độ ẩm cao cũng là điều kiện khiến nhà bếp trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của nấm mốc. Điều này xuất phát từ việc nấu nướng, rửa chén bát thường xuyên tạo ra lượng hơi nước lớn trong nhà bếp, hệ thống thông gió kém hiệu quả khiến hơi nước không thể thoát ra ngoài hoặc tình trạng rò rỉ nước từ đường ống, bồn rửa chén, tủ lạnh... cũng là nguyên nhân khiến độ ẩm trong nhà bếp tăng cao.

Khi nấm mốc phát triển, chúng sẽ giải phóng các bào tử cực nhỏ vào không gian xung quanh, làm giảm chất lượng không khí và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vì vậy, việc tiến hành ngăn ngừa tình trạng này bằng những phương pháp chống ẩm mốc trong nhà bếp là vô cùng quan trọng để đảm bảo không gian sống an toàn.

2. Những cách ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả kiến tạo không gian bếp sạch đẹp

Để kiến tạo không gian nhà bếp chất lượng, sạch đẹp, nâng tầm thẩm mỹ thì gia chủ có thể tham khảo những cách chống ẩm mốc trong nhà bếp dưới đây: 

2.1 Duy trì độ ẩm thích hợp

Một số loại nấm mốc thường phát triển ở nhiệt độ cao, vì vậy bạn cần duy trì độ ẩm trong nhà bếp ở nhiệt độ thích hợp, tránh tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành. Trong quá trình nấu ăn, bạn có thể sử dụng quạt hút hoặc mở cửa sổ để loại bỏ bớt hơi ẩm cho không gian nhà bếp. 

2.2 Vệ sinh thường xuyên

Việc tiến hành vệ sinh thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ hình thành nấm mốc hiệu quả. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt bếp, thớt, kệ bếp, bồn rửa chén... thường xuyên bằng dung dịch tẩy rửa phù hợp. Đồng thời, cần lau khô hoàn toàn các bề mặt sau khi vệ sinh và dọn dẹp rác thải trong nhà bếp thường xuyên. 

Vệ sinh bếp thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành nấm mốc hiệu quả
Vệ sinh bếp thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành nấm mốc hiệu quả

2.3 Không để bát đĩa hoặc vật dụng ướt vào tủ

Bạn cần lưu ý luôn lau khô bát đĩa, dụng cụ nấu nướng trước khi cất vào tủ. Bên cạnh đó, cần mở cửa tủ bếp sau khi sử dụng để thông gió, tránh hình thành khu vực ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc xuất hiện.

2.4 Kiểm tra tình trạng rò rỉ nước

Rò rỉ nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng không gian nhà bếp. Vì vậy, bạn cần tiến hành kiểm tra một số vị trí có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ nước bao gồm viền bồn rửa chén, xung quanh tủ lạnh, khe hở giữa các viên gạch lát sàn, trần nhà. 

Đây là những vị trí trú ngụ lý tưởng của nấm mốc vì tiếp xúc với nước thường xuyên. Chính vì vậy, gia chủ cần chú trọng đến vấn đề chống thấm, ẩm mốc bằng cách lựa chọn chất keo chống thấm xịn, chính hãng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Kiến tạo không gian bếp bền đẹp, chất lượng với Cực phẩm chống thấm Apollo A500
Kiến tạo không gian bếp bền đẹp, chất lượng với Cực phẩm chống thấm Apollo A500

“Cực phẩm chống thấm” Apollo A500 với khả năng chịu nhiệt chịu nước giúp đảm bảo chất lượng mối nối bền bỉ, khả năng co giãn theo sự biến đổi của vật liệu xây dựng mà không bị rạn nứt hay bong tróc. 

Bên cạnh đó, chất keo này còn có khả năng chống ăn mòn, kháng khuẩn và nấm mốc vượt trội, bảo vệ sức khỏe người dùng và thẩm mỹ của không gian nhà ở. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên sản phẩm này của Apollo Silicone là giải pháp chống ẩm mốc hiệu quả và có thể dùng cho mọi vị trí trong nhà bếp.

Chất lượng sản phẩm của Apollo Silicone luôn được tin tưởng hàng đầu bởi những người tiêu dùng thông minh và thợ thầu lành nghề trong hơn 20 năm nhờ vào nguồn nguyên liệu cao cấp nhập khẩu trực tiếp từ hai tập đoàn hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và ShinEtsu (Nhật Bản). Vì vậy, chất keo Apollo là vật liệu vô cùng quan trọng giúp kiến tạo nên những công trình bền vững với vẻ đẹp dài lâu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo tẩy keo silicon trên mối nối lavabo sứ bị nấm mốc

Ngoài ra, để giúp người dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm chính hãng, Apollo đã cho ra mắt ứng dụng Apollo Silicone với tính năng quét mã QR giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng, từ đó lựa chọn được chất keo xịn, chính hãng để đảm bảo hiệu suất chống thấm, kiến tạo không gian nhà bếp bền đẹp, chất lượng.

>>> Xem chi tiết Hô biến góc bếp cũ kỹ trở nên bền đẹp như mới cùng Apollo tại chuyên mục Tháo vát hơn mỗi ngày cùng Apollo Silicone:

3. Kết luận

Tóm lại, áp dụng những cách chống mốc cho không gian nhà bếp là điều vô cùng quan trọng để tạo nên môi trường sống an toàn, lành mạnh cho gia đình. Để ngăn ngừa và diệt trừ hoàn toàn tình trạng nấm mốc, gia chủ cần lựa chọn chất keo chống thấm xịn, chính hãng cho quá trình thi công chống thấm các vị trí trong nhà bếp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Với hơn 20 năm vững bước tiên phong, thống lĩnh thị trường chất trám xây dựng tại Việt Nam, Apollo Silicone luôn hướng đến việc gắn kết niềm tin bằng sự tử tế. Chúng tôi luôn tận tâm tạo ra những giá trị tốt nhất với những sản phẩm chất lượng vượt trội giúp người dùng kiến tạo công trình an toàn, bền đẹp, vững chãi với thời gian. Là chủ nhà có gu, hãy lựa chọn chất keo chính hãng từ Apollo Silicone!

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Mách bạn cách tẩy keo silicon dán kính cũ ngoài trời khi bị nấm mốc
Cách tẩy keo silicon dán kính cũ ngoài trời khi bị nấm mốc như thế nào?
14/03/2024
Mẹo tẩy keo silicon trên mối nối lavabo sứ bị nấm mốc
Mẹo tẩy keo silicon hiệu quả cho khu vực bị nấm mốc và bám dính lâu ngày
14/03/2024
Bỏ túi ngay những cách chống ẩm mốc trong nhà đơn giản, hiệu quả
Bỏ túi ngay những cách chống ẩm mốc trong nhà đơn giản, hiệu quả
17/04/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Tại sao không gian nhà bếp là môi trường phát triển lý tưởng của nấm mốc?
  • 2. Những cách ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả kiến tạo không gian bếp sạch đẹp
    • 2.1 Duy trì độ ẩm thích hợp
    • 2.2 Vệ sinh thường xuyên
    • 2.3 Không để bát đĩa hoặc vật dụng ướt vào tủ
    • 2.4 Kiểm tra tình trạng rò rỉ nước
  • 3. Kết luận