Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
17/04/2024

Các hạng mục trong thi công nhà bếp đơn giản và dễ thực hiện với keo silicone

Trong quá trình thi công nội thất nhà bếp, việc lựa chọn vật liệu và phương pháp thi công đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ bền và an toàn sức khỏe cho gia đình.

Nội dung bài viết

  • 1. Vật liệu sử dụng để thi công nội thất phòng bếp
    • 1.1 Gỗ tự nhiên 
    • 1.2 Gỗ công nghiệp
    • 1.3 Gỗ nhựa
    • 1.4 Đá tự nhiên và đá nhân tạo
    • 1.5 Kim loại
  • 2. Quy trình thực hiện thi công nhà bếp cơ bản và dễ thực hiện
    • 2.1 Thi công thiết kế tủ bếp
    • 2.2. Thi công lắp bồn rửa chén 
  • 3. Ưu điểm của keo Apollo Silicone khi thi công nhà bếp
  • 4. Giải đáp những câu hỏi về keo silicon khi thi công nhà bếp
    • 4.1 Cách khử mùi keo silicon như thế nào?
    • 4.2 Thời gian keo silicone khô là bao lâu?
  • 5. Tổng kết

Trong quá trình thi công nội thất nhà bếp, việc lựa chọn vật liệu và phương pháp thi công phù hợp không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quan trọng để đảm bảo độ bền và an toàn sức khỏe cho gia đình. Trong bài viết này, cùng Apollo Silicone khám phá những hạng mục cơ bản trong quá trình thi công nhà bếp và tại sao keo Apollo chống thấm được coi là lựa chọn hàng đầu trong việc kết dính các vật liệu nhà bếp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

1. Vật liệu sử dụng để thi công nội thất phòng bếp

Việc chọn lựa vật liệu phù hợp khi thi công nhà bếp không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp mà còn đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho không gian. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vật liệu phổ biến và tầm quan trọng của việc sử dụng keo chất lượng để kết hợp chúng trong thi công nội thất phòng bếp.

1.1 Gỗ tự nhiên 

Gỗ tự nhiên là nguồn vật liệu chính được thu thập từ các loại cây trong rừng, hoàn toàn tự nhiên và được ưa chuộng hàng đầu trong kiến trúc nội ngoại thất. Nó không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng mà còn có độ bền cao, dễ chế tác và ứng dụng đa dạng trong mọi công năng nội và ngoại thất.

1.2 Gỗ công nghiệp

Nội thất gỗ công nghiệp có giá thành rẻ, hợp túi tiền với nhiều gia đình
Nội thất gỗ công nghiệp có giá thành rẻ, hợp túi tiền với nhiều gia đình 

Gỗ công nghiệp là vật liệu phổ biến trong thiết kế nội thất chung cư ngày nay. Với tính đồng nhất, khả năng chống cong vênh tốt và tác động tích cực đối với môi trường, gỗ công nghiệp là sự lựa chọn phổ biến trong ứng dụng thiết kế nội thất hiện nay. Lý do là vì loại vật liệu này cung cấp sự linh hoạt và đa dạng cho các phong cách thiết kế.

1.3 Gỗ nhựa

Gỗ nhựa là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các đồ nội thất gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt như khu vực bếp và nhà tắm. Đối với việc thi công nhà bếp, gỗ nhựa có thể sử dụng để làm tủ bếp để đảm bảo chống ẩm mốc và mối mọt.

1.4 Đá tự nhiên và đá nhân tạo

Sử dụng đá tự nhiên trong thiết kế mặt bếp hoặc mặt bồn rửa bát
Sử dụng đá tự nhiên trong thiết kế mặt bếp hoặc mặt bồn rửa bát 

Đá tự nhiên và đá nhân tạo là hai loại vật liệu rất được ưa chuộng trong trang trí nội, ngoại thất ngày nay. Cả hai đều được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và công năng sử dụng. Chúng có thể được sử dụng trong việc làm bàn bếp, bàn ăn và ốp tường bếp để tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian phòng bếp.

1.5 Kim loại

Sử dụng vật liệu kim loại có thể tạo nên một sự bổ sung phong cách cho nội thất nhà ở, đặc biệt là trong không gian như bếp, tạo ra một cái nhìn mang phong cách hiện đại. Kim loại nổi bật với khả năng chịu lực cao và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng trong môi trường nhà bếp.

Để thi công nội thất bếp đạt chất lượng, việc chọn lựa các loại silicon chống thấm phù hợp với từng loại vật liệu cũng giúp đảm bảo tính kết dính và độ bền của sản phẩm. Keo chống thấm silicone Apollo A500 nổi tiếng với khả năng chịu nhiệt, chống thấm nước và bám dính mạnh mẽ, là sự lựa chọn lý tưởng để gắn kết hợp các vật liệu này trong quá trình thi công nội thất phòng bếp.

2. Quy trình thực hiện thi công nhà bếp cơ bản và dễ thực hiện

Quá trình thi công nhà bếp sẽ bao gồm thi công các hạng mục cơ bản để tạo nên không gian bếp hoàn hảo và tiện nghi. Dưới đây là chi tiết quy trình thực hiện một số hạng mục chính trong quá trình xây dựng và trang trí nhà bếp nhằm đạt được kết quả tối ưu cho không gian nấu ăn của gia đình.

2.1 Thi công thiết kế tủ bếp

Trong quá trình kiến tạo không gian bếp, việc thi công và lắp đặt tủ bếp đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và tiện ích cho không gian nấu ăn của gia đình.

Sử dụng keo Apollo Silicone để thi công thiết kế tủ bếp dễ dàng hơn
Sử dụng keo Apollo Silicone để thi công thiết kế tủ bếp dễ dàng hơn

Mẫu tủ bếp đẹp, được ưa chuộng hiện nay:

  • Tủ bếp bằng gỗ là lựa chọn phổ biến và mang tính thẩm mỹ cao trong thiết kế nội thất bếp.

  • Tủ bếp hình chữ L thường được ưa chuộng vì khả năng tối ưu hóa không gian và tạo ra sự linh hoạt trong sắp xếp các khu vực chứa đồ.

  • Tủ bếp chữ I đơn giản thích hợp cho các không gian nhỏ hẹp, giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng.

  • Mẫu tủ bếp có quầy bar là lựa chọn phổ biến, tạo điểm nhấn và tăng tính tiện ích cho không gian bếp.

Dưới đây là quy trình thực hiện thiết kế và lắp đặt tủ bếp một cách chi tiết và hiệu quả: 

Trước khi bắt tay vào công việc lắp đặt tủ bếp cho phòng bếp. Bạn cần phải chuẩn bị những thiết bị cần thiết cho công việc lắp đặt, chẳng hạn như tô vít, thước đo, máy mũi, máy khoan, máy cắt gỗ,…

  • Bước 1: Xem xét không gian xung quanh, xác định kích thước 

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng và sự tiện ích của quy trình thiết kế và thi công tủ bếp là việc đo đạc và xem xét hiện trạng. Trong công đoạn này, nhà thiết kế hoặc gia chủ phải thực hiện việc đo đạc chi tiết không gian phòng bếp, bao gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao và vị trí lắp đặt các đường ống dẫn, thoát nước, đường dây điện và các yếu tố khác.

Việc đo đạc và xem xét hiện trạng chính xác là quan trọng để đảm bảo rằng bộ tủ bếp sau khi hoàn thành sẽ hoàn toàn phù hợp và tương thích với không gian phòng bếp. Điều này giúp đạt được hiệu suất tối ưu và thoải mái trong quá trình sử dụng.

  • Bước 2: Lên phương án thiết kế

Sau khi nắm rõ hiện trạng của phòng bếp, đơn vị thiết kế sẽ lên phương án thiết kế và thi công. Bước này bao gồm việc tạo mô hình tủ bếp, xác định hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu lõi, chất liệu phủ bề mặt và vị trí cụ thể của các khu vực làm việc.

  • Bước 3: Tiến hành sản xuất tủ bếp

Tùy thuộc vào chất liệu lõi và kích thước khác nhau của tủ bếp, thời gian sản xuất mỗi bộ tủ sẽ có sự chênh lệch. Với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất tủ bếp đã được tối ưu hóa giúp rút ngắn thời gian thi công đáng kể. Đối với tủ bếp gỗ công nghiệp, quy trình này thường chỉ mất khoảng từ 15 đến 20 ngày.

  • Bước 4: Thi công và lắp đặt tủ bếp 

Sau khi quá trình sản xuất tủ bếp hoàn thành, đến lượt đơn vị thi công vận chuyển và tiến hành lắp đặt tủ vào không gian bếp của gia đình. Trong quá trình thi công tủ bếp, việc sử dụng keo chống thấm silicone Apollo 500 là điều cần thiết để đảm bảo tủ bếp chống thấm nước hiệu quả.

  • Bước 5: Nghiệm thu và hoàn thiện

Ở giai đoạn này, cả đơn vị thi công và gia chủ cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ bộ tủ bếp từ những chi tiết nhỏ nhất đến những phần lớn hơn như vị trí các mối nối, bắt vít, hoạt động của các thanh ray, cánh cửa, khu vực chống ẩm, kháng nước (nếu có)...

2.2. Thi công lắp bồn rửa chén 

Thi công lắp đặt bồn rửa chén với cực phẩm chống thấm Apollo A500
Thi công lắp đặt bồn rửa chén với cực phẩm chống thấm Apollo A500

Các loại bồn rửa bát ngày càng đa dạng về kiểu dáng và chức năng, đáp ứng đa dạng nhu cầu và gu thẩm mỹ của người tiêu dùng.

  • Chậu rửa bát đơn:

Chậu đơn thường được ưa chuộng trong các không gian bếp nhỏ. Bồn rửa chén đơn đủ để rửa và làm sạch chén bát hàng ngày mà không chiếm quá nhiều không gian.

  • Chậu rửa bát đôi:

Đối với những gia đình đông người hoặc có nhu cầu sử dụng cao, chậu đôi là sự lựa chọn lý tưởng. Chúng cung cấp không gian rộng rãi hơn cho người sử dụng.

  • Chậu rửa bát với vòi âm tường:

Chậu rửa bát có vòi rửa âm tường tạo điểm nhấn thẩm mỹ và tinh tế cho không gian bếp. Thiết kế này giúp bếp trở nên gọn gàng và dễ dàng làm sạch. Cách lắp bồn rửa chén âm cũng rất đơn giản.

  • Chậu rửa bát inox:

Chậu rửa bát inox được thiết kế từ inox không gỉ, giúp hạn chế dầu mỡ và vết bẩn bám lại. Bồn rửa bát inox còn thường được ưa chuộng vì tính năng chống ăn mòn và dễ vệ sinh.

Quy trình thực hiện cách lắp kệ rửa chén: 

Bước 1: Xác định và đánh dấu vị trí lắp bồn rửa chén

Sử dụng mô tơ đo và bút đánh dấu để xác định vị trí chính xác cho bồn rửa chén.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần thi công

Sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng như cồn, xăng thơm, shift...  để vệ sinh bề mặt làm việc, loại bỏ dầu mỡ và bảo đảm rằng bề mặt sẵn sàng cho quá trình lắp đặt.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt bồn rửa chén 

Đặt bồn rửa chén vào vị trí đã đánh dấu và sử dụng keo silicone Apollo A500 để trám quanh viền của bồn rửa chén giúp ngăn tình trạng rò rỉ nước hiệu quả.

Bước 4: Kết nối đường ống thoát nước và cấp nước

Kết nối các đường ống thoát nước và cấp nước với bồn rửa chén để đảm bảo rằng các kết nối được làm chặt và an toàn.

Bước 5: Kiểm tra và cố định bồn rửa chén

  • Mở và đóng vòi nước để kiểm tra xem có rò rỉ nước hay không.

  • Kiểm tra ống thoát để đảm bảo không có vấn đề nào xảy ra.

  • Cố định chậu rửa chén một lần nữa để đảm bảo vị trí ổn định.

Quy trình này giúp đảm bảo lắp đặt bồn rửa chén 1 ngăn hay lắp đặt bồn rửa chén 2 ngăn một cách chính xác và bền bỉ. Lời khuyên đưa ra ở đây là bạn nên kết hợp với keo chống thấm silicone Apollo A500 để thi công nhà bếp giúp tối ưu hóa khả năng chống thấm và kéo dài tuổi thọ cho công trình hiệu quả.

Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt các thiết bị như bếp gas, máy hút mùi, và ống thoát, gạch, đá, hoặc kính backsplash,… bạn cũng nên sử dụng keo silicon Apollo chống thấm nước giúp tăng cường khả năng kín chặt, tránh rò rỉ khí gas. Các đường nối và khe hở sau quá trình lắp đặt cũng có thể được bảo vệ bằng cách sử dụng keo chống thấm này.

 

Sử dụng Apollo Silicone A500 để gắn kết, tràm viền bồn rửa bát với gạch giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và bền chặt
Sử dụng Apollo Silicone A500 để gắn kết, tràm viền bồn rửa bát với gạch giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và bền chặt

>>> Xem chi tiết các bước hô biến góc bếp cũ kỹ trở nên bền đẹp như mới tại chuyên mục Tháo vát hơn mỗi ngày cùng Apollo Silicone: 

3. Ưu điểm của keo Apollo Silicone khi thi công nhà bếp

Sản phẩm của Apollo Silicone được đánh giá cao vì khả năng đáp ứng đầy đủ các yếu tố quan trọng cho không gian bếp trong ngôi nhà của bạn. Các loại silicon chống thấm nổi bật với những ưu điểm vượt trội, giúp tạo nên không gian bếp hiện đại và tiện nghi.

  • Có độ bền và tính linh hoạt cao

Chât trám Apollo Silicone giúp đảm bảo rằng mọi liên kết trong nhà bếp sẽ duy trì sự ổn định và linh hoạt, giúp người dùng yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.

  • Khả năng chống nước và kháng thời tiết hiệu quả

Trong môi trường nhà bếp là nơi tiếp xúc với nước và thay đổi thời tiết liên tục, khả năng chống nước và kháng thời tiết hiệu quả của keo Apollo Silicone là điều quan trọng. Sản phẩm này giúp bảo vệ liên kết, đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng bởi môi trường nước và thời tiết khắc nghiệt.

  • Có khả năng chống ăn mòn, kháng khuẩn và nấm mốc

Apollo Silicone không chỉ giúp nội thất nhà bếp làm nổi bật vẻ đẹp mà còn đảm bảo chúng giữ được chất lượng qua thời gian, chống ăn mòn, kháng khuẩn và giảm nguy cơ hình thành nấm mốc giúp bảo vệ sức khỏe gia đình và duy trì môi trường nhà bếp sạch sẽ. 

  • Có thể sử dụng để gắn kết trên nhiều bề mặt khác nhau

Với khả năng gắn kết trên nhiều bề mặt khác nhau, keo Apollo Silicone trở thành người bạn đồng hành tin cậy trong việc kết nối, lắp đặt các thành phần của nhà bếp từ tủ bếp, mặt bếp và hầu hết vật liệu khác. 

  • An toàn cho sức khỏe người dùng và không gây hại cho môi trường

Apollo Silicone không chỉ đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người sử dụng mà còn thân thiện với môi trường. Vật liệu này không chứa các hóa chất độc hại, đồng thời quy trình sản xuất và sử dụng của nó không gây hại cho môi trường.

Như vậy, việc lắp đặt các thành phần chính trong nhà bếp như tủ bếp, bồn rửa, kệ chén bát không chỉ đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật mà việc sử dụng các vật liệu và chất kết dính như keo Apollo Silicone đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chắc chắn, bền bỉ và an toàn cho môi trường.

Keo Apollo Silicone không chỉ là chất trám chất lượng, mà còn là một sản phẩm quan trọng trong quá trình thi công nhà bếp. Với ưu điểm vượt trội và quy trình sử dụng đơn giản, Apollo Silicone hứa hẹn là lựa chọn hàng đầu cho những không gian bếp hiện đại và tiện nghi.

Sử dụng keo silicone chất lượng từ Apollo giúp không gian bếp trở nên bền đẹp hơn với thời gian
Sử dụng keo silicone chất lượng từ Apollo giúp không gian bếp trở nên bền đẹp hơn với thời gian

4. Giải đáp những câu hỏi về keo silicon khi thi công nhà bếp

4.1 Cách khử mùi keo silicon như thế nào?

Khi thi công nhà bếp và sử dụng keo silicone, việc khử mùi sau quá trình thi công là điều quan trọng để đảm bảo không gian sống của bạn trở nên thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, mùi trong quá trình thi công là do các nguyên vật liệu khác gây nên, chất keo silicone Apollo A500 sử dụng trong nhà bếp không có mùi khi thi công.

4.2 Thời gian keo silicone khô là bao lâu?

Thời gian keo silicone khô tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày lớp keo, loại keo, và điều kiện thời tiết. Thông thường, bề mặt keo sẽ khô sau khoảng 5 phút, đạt độ bám dính tốt sau khoảng 15 phút và hoàn toàn khô sau 24 đến 48 giờ.

5. Tổng kết

Thực hiện công việc thi công nhà bếp đòi hỏi kỹ thuật cao và sự lựa chọn cẩn thận về vật liệu. Lựa chọn sử dụng keo Apollo Silicone giúp đảm bảo công năng hoạt động và an toàn của không gian bếp. Với khả năng chống thấm nước, chống ăn mòn và kháng khuẩn hiệu quả, chất trám này không chỉ đảm bảo tuổi thọ của công trình mà tăng tính thẩm mỹ và bền vững cho các hạng mục thi công.

Với hơn hai thập kỷ phát triển bền vững tại Việt Nam, Apollo Silicone đang không ngừng khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực chất trám xây dựng. Apollo Silicone đã và đang không ngừng phát triển, cung cấp đến người dùng những sản phẩm với khả năng kết dính hoàn hảo giúp kiến tạo nên những công trình bền vững với thời gian. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đạo nhái lại tên gọi, mẫu mã các sản phẩm của Apollo Silicone. Chính vì vậy, là người tiêu dùng thông thái, bạn hãy lựa chọn chất keo chính hãng đến từ thương hiệu Apollo Silicone để đảm bảo chất lượng công trình đạt chuẩn.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Cách tẩy keo silicon dính trên kính: sử dụng dung dịch này rất rẻ mà hiệu quả
Cách tẩy keo silicon dính trên kính: sử dụng dung dịch này rất rẻ mà hiệu quả
18/02/2024
Trang trí và xây dựng tiểu cảnh cho hồ Terrarium nuôi "Rồng" với keo nở Apollo PU Foam (Phần 2)
Trang trí và xây dựng tiểu cảnh cho hồ Terrarium nuôi “Rồng” với keo nở Apollo PU Foam (Phần 2)
28/02/2024
Giải đáp lý do vì sao keo Apollo A300 được thợ dán kính ưa chuộng?
Giải đáp lý do vì sao keo Apollo A300 được thợ dán kính ưa chuộng?
28/02/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Vật liệu sử dụng để thi công nội thất phòng bếp
    • 1.1 Gỗ tự nhiên 
    • 1.2 Gỗ công nghiệp
    • 1.3 Gỗ nhựa
    • 1.4 Đá tự nhiên và đá nhân tạo
    • 1.5 Kim loại
  • 2. Quy trình thực hiện thi công nhà bếp cơ bản và dễ thực hiện
    • 2.1 Thi công thiết kế tủ bếp
    • 2.2. Thi công lắp bồn rửa chén 
  • 3. Ưu điểm của keo Apollo Silicone khi thi công nhà bếp
  • 4. Giải đáp những câu hỏi về keo silicon khi thi công nhà bếp
    • 4.1 Cách khử mùi keo silicon như thế nào?
    • 4.2 Thời gian keo silicone khô là bao lâu?
  • 5. Tổng kết