5 lỗi thường gặp khi thi công trám keo silicone vách kính phòng tắm
Nội dung bài viết
- 1. Những lỗi thường gặp khi thi công trám keo silicone vách kính phòng tắm
- 1.1 Dùng tay làm phẳng đường silicone
- 1.2 Không vệ sinh bề mặt mối nối trước khi bắn silicone
- 1.3 Không bịt kín các góc tường trong phòng tắm
- 1.4 Không cạo bỏ đường silicone cũ
- 1.5 Sử dụng sai loại silicone
- 2. Chọn keo silicone cho vách kính phòng tắm
- 3. Tổng kết
Hãy cùng Apollo Silicone tìm hiểu 5 lỗi thường gặp khi thi công trám vách kính phòng tắm với keo silicone trong bài viết dưới đây.
1. Những lỗi thường gặp khi thi công trám keo silicone vách kính phòng tắm
Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong quá trình thi công keo silicone Apollo trong phòng tắm mà bạn cần lưu ý để tránh mắc phải:
1.1 Dùng tay làm phẳng đường silicone
Việc sử dụng tay làm phẳng đường silicone sẽ khiến việc loại bỏ phần keo thừa trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp ngay từ ban đầu bạn đã sử dụng quá nhiều keo thì khi sử dụng tay để miết đường keo sẽ khiến bề mặt đường keo trông tệ hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng tay để miết đường keo sẽ có thể khiến bạn lấy đi quá nhiều lượng keo silicone. Từ đó gây ra tình trạng mạch keo trở nên mỏng hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng trám dính của keo và ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
1.2 Không vệ sinh bề mặt mối nối trước khi bắn silicone
Bề mặt thi công nếu không được vệ sinh sạch thì sẽ khiến keo silicone không thể đạt hiệu quả bám dính tốt nhất. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bắn silicone tại bất cứ vị trí nào, bạn cần sử dụng khăn lau hoặc dung môi vệ sinh bề mặt để thực hiện tẩy bỏ bụi bẩn, dầu mỡ... để đảm bảo hiệu bám dính của sản phẩm.
1.3 Không bịt kín các góc tường trong phòng tắm
Khi thi công tại một số vị trí trong phòng tắm, người dùng thường có xu hướng bỏ qua góc tường nhà tắm là vì tại các vị trí này thường được trát vữa. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì lớp vữa đó sẽ bị nứt và có thể gây ra tình trạng ẩm mốc. Chính vì vậy mà trong quá trình thi công xây dựng, sửa chữa phòng tắm, người dùng cần lưu ý trám kín toàn bộ các góc tường.
1.4 Không cạo bỏ đường silicone cũ
Đây cũng là một sai lầm phổ biến mà nhiều người gặp phải khi thi công sửa chữa nhà tắm. Theo tính chất thông thường thì keo silicone sẽ không thể bám dính lên chính nó. Khi nhận thấy vòi hoa sen bị rò rỉ nước hay xuất hiện vị trí nấm mốc tại một số vị trí trong phòng tắm thì người dùng thường có xu hướng trám thêm một lớp silicone khác lên phía trên. Tuy nhiên việc này sẽ khiến nước có thể lọt vào giữa các lớp keo và gây nấm mốc nặng hơn.
Vậy nên, bạn cần tiến hành loại bỏ lớp keo cũ trước rồi mới tiến hành các công đoạn tiếp theo.
1.5 Sử dụng sai loại silicone
Không phải sản phẩm silicone nào cũng có công dụng giống nhau và có thể sử dụng ở mọi khu vực. Mỗi loại silicone sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và có thể chỉ phát huy tối đa hiệu quả tại một khu vực nhất định. Tương tự như những trường hợp dưới đây:
Đối với phòng tắm được lát đá tự nhiên (đá vôi, đá cẩm thạch,...): Khi sử dụng những loại keo silicone có chứa acid sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt. Với những vị trí mối nối trên bề mặt bàn đá thì những loại keo silicone có chứa acid không phát huy hiệu quả chống thấm, đồng thời dễ xảy ra tình trạng bị bong tróc đường keo thi công.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng keo dán trang trí để làm chất trám kín tại các vị trí trong phòng tắm vì đây không phải là giải pháp hiệu quả.
2. Chọn keo silicone cho vách kính phòng tắm
Sản phẩm keo Apollo A500 được mệnh danh là cực phẩm chống thấm và được sử dụng phổ biến cho các công trình xây dựng. Sản phẩm này sở hữu những ưu điểm vượt trội so với những vật liệu truyền thống như:
Khả năng chống thấm hiệu quả: Chất keo có tính đàn hồi cao cùng khả năng co giãn theo sự biến đổi của vật liệu xây dựng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Giúp bịt kín các mối nối một cách liền mạch, từ đó giúp ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước từ bên ngoài.
Khả năng bám dính cao, tương thích với nhiều loại vật liệu: Vì là chất trám trung tính cao cấp nên không gây ăn mòn bề mặt. Chính vì vậy, người dùng có thể sử dụng trên bề mặt kim loại mà không cần lo lắng về vấn đề này.
Khả năng kháng khuẩn và nấm mốc: Sản phẩm Apollo A500 có khả năng kháng khuẩn và nấm mốc nên rất an toàn với sức khỏe người dùng, đảm bảo tính thẩm mỹ cho các hạng mục thi công trong nhà tắm.
Tiết kiệm chi phí thi công hiệu quả nhờ vào khả năng lưu hóa nhanh của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm keo Apollo Silicone đều có công dụng khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, bạn có thể dựa vào chất liệu mối nối tại vị trí thi công để lựa chọn sản phẩm phù hợp:
Mối nối vách kính với vách kính: Bạn có thể sử dụng Apollo A300 để thi công chống thấm đối với hạng mục này. Sản phẩm này được mệnh danh là Vua keo kính với độ bám dính cực chắc cùng độ đàn hồi và khả năng chịu lực cao, đặc biệt hiệu quả khi sử dụng trên mối nối kính với kính.
Mối nối vách kính với gạch/ đá ốp: Đối với trường hợp này thì tùy thuộc vào ứng dụng và mục đích mà bạn có thể sử dụng linh hoạt giữa hai sản phẩm Apollo A500 hoặc Apollo A600. Được biết đến là keo trám mối nối kính yêu cầu thẩm mỹ và kháng khuẩn cao, dòng sản phẩm này có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Trám vách kính phòng tắm với Apollo Silicone Sanitary - N: Đây là sản phẩm keo chống nước chuyên dụng cho nhà tắm, nhà vệ sinh với khả năng chống thấm, chịu nấm mốc cực tốt. Bên cạnh đó, Sanitary - N còn được tích hợp công nghệ vi sinh chống nấm mốc giúp bảo vệ mối nối vách kính phòng tắm luôn bền đẹp với thời gian.
3. Tổng kết
Bài viết trên đã tổng hợp những lỗi thường gặp phải khi thi công trám keo silicone vách kín phòng tắm cùng những thông tin về ưu điểm và cách sử dụng keo Apollo Silicone A500. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kiến tạo không gian sống ấn tượng.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm của Apollo Silicone đều bị nhái lại tên gọi, bao bì và mẫu mã sản phẩm. Chúng tôi kêu gọi quý khách hàng, nhà phân phối và cả người tiêu dùng chung tay cùng Apollo Silicone trong cuộc chiến chống hàng nhái, giữ gìn và bảo vệ uy tín, đạo đức kinh doanh chung của toàn thị trường.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đã cho ra mắt ứng dụng Apollo Silicone với tính năng quét mã QR giúp người dùng chủ động kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tải ứng dụng để trải nghiệm ngay thôi!
- Link copied!
- 1. Những lỗi thường gặp khi thi công trám keo silicone vách kính phòng tắm
- 1.1 Dùng tay làm phẳng đường silicone
- 1.2 Không vệ sinh bề mặt mối nối trước khi bắn silicone
- 1.3 Không bịt kín các góc tường trong phòng tắm
- 1.4 Không cạo bỏ đường silicone cũ
- 1.5 Sử dụng sai loại silicone
- 2. Chọn keo silicone cho vách kính phòng tắm
- 3. Tổng kết