Tháo vát hơn mỗi ngày
/images/faq/banner.jpg
30/09/2024

Thi công sửa chữa nhà: Trám kín lỗ tường máy lạnh ngoài trời với keo bọt Apollo PU Foam

Trong quá trình thi công sửa chữa nhà, đặc biệt với các vị trí lỗ tường máy lạnh ngoài trời, các nhà thầu thường đối mặt với thách thức trong việc ngăn nước mưa thấm vào bên trong không gian sống.

Nội dung bài viết

  • 1. Giải đáp thắc mắc: Keo bọt nở có thể trám cho các vị trí ngoài trời không?
  • 2. Một số lưu ý quan trọng cho thợ thầu thi công với keo bọt Apollo PU Foam
    • 2.1 Làm ấm bình chứa bọt xốp lên nhiệt độ phòng
    • 2.2 Lắc bình xịt trước khi thi công
    • 2.3 Không cần điền đầy khe hở hoàn toàn
    • 2.4 Rửa vòi súng với Apollo Foam Cleaner nếu dừng thi công 15 phút
  • 3. Kết luận

Nếu không được xử lý đúng cách, các khe hở này không chỉ gây ra hiện tượng thấm dột, mà còn làm giảm tuổi thọ của công trình và gây phiền toái cho chủ nhà.

Việc lựa chọn vật liệu trám kín phù hợp, như keo bọt nở, để đảm bảo khả năng chống thấm, cách nhiệt và độ bền lâu dài, là yếu tố quan trọng mà các nhà thầu cần đặc biệt quan tâm. Apollo PU Foam chính là giải pháp tối ưu để xử lý triệt để các lỗ tường máy lạnh ngoài trời, mang đến hiệu quả cao và sự yên tâm cho công trình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

1. Giải đáp thắc mắc: Keo bọt nở có thể trám cho các vị trí ngoài trời không?

Keo bọt nở là một sản phẩm chuyên dụng trong thi công sửa chữa nhà. Sản phẩm này thường được sử dụng để trám kín các khe hở lớn, như các vị trí lỗ tường máy lạnh, giúp ngăn chặn hiện tượng thấm nước và bảo vệ cấu trúc tòa nhà. Một câu hỏi phổ biến mà các nhà thầu xây dựng thường đặt ra là: Keo bọt nở có thể sử dụng cho các vị trí ngoài trời không? Câu trả lời là có, tuy nhiên có một số lưu ý quan trọng cần biết.

Tính chất keo bọt nở có khả năng trám kín hiệu quả cho các vị trí ngoài trời, nhưng khi tiếp xúc lâu dài với tia UV, sản phẩm có thể bị lão hóa và mất đi tính năng ban đầu. Do đó, để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình, nhà thầu nên thực hiện một bước bảo vệ bổ sung bằng cách trát vữa và sơn phủ lên vị trí thi công. Đặc biệt, nên lựa chọn các dòng sơn ngoài trời chất lượng cao để bảo vệ lớp keo bọt nở và đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả.

Để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất, thợ thi công lưu ý cần sử dụng keo chất lượng trong thi công sửa chữa nhà không chỉ đảm bảo ngăn ngừa hiện tượng nước mưa thấm vào cấu trúc, mà còn giúp công trình bền vững trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Apollo PU Foam là lựa chọn hoàn hảo cho việc trám kín lỗ tường máy lạnh, giúp các nhà thầu hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất bởi Apollo Silicone - thương hiệu thống lĩnh thị trường trong hơn 20 qua, được tin dùng hàng đầu bởi người tiêu dùng thông minh và thợ thầu lành nghề trên toàn quốc.

Linh hoạt kết hợp Apollo A100 và Apollo PU Foam đối với lỗ tường máy lạnh đối với vị trí trong nhà
Linh hoạt kết hợp Apollo A100 và Apollo PU Foam đối với lỗ tường máy lạnh đối với vị trí trong nhà

Ngoài các vị trí ngoài trời, đối với lỗ tường máy lạnh bên trong nhà, nhà thầu có thể kết hợp bộ đôi kẹo bọt nở Apollo PU Foam và Apollo Acrylic Sealant A100. Sự kết hợp này giúp đảm bảo độ kín khít tối đa, chống thấm hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của công trình. Apollo A100 với độ bám dính và chống thấm cao là lựa chọn lý tưởng để tăng cường khả năng bảo vệ ở các vị trí tiếp giáp tường và các bề mặt khác.

>>> Xem thêm Hướng dẫn trám lỗ trường máy lạnh với Apollo PU Foam tại Chuyên mục Tháo với hơn mỗi ngày cùng Apollo Silicone:

2. Một số lưu ý quan trọng cho thợ thầu thi công với keo bọt Apollo PU Foam

Khi sử dụng Apollo PU Foam trong quá trình thi công sửa chữa nhà, có một số bước quan trọng mà các nhà thầu cần chú ý để đảm bảo hiệu quả thi công tối đa và tránh những sai sót không đáng có.

2.1 Làm ấm bình chứa bọt xốp lên nhiệt độ phòng

Để đạt được kết quả tốt nhất, trước khi bắt đầu thi công, bình chứa bọt xốp cần được làm ấm đến nhiệt độ phòng. Điều này giúp đảm bảo dung dịch keo bên trong được trộn đều, có độ kết dính tốt và dễ dàng nở, lấp đầy các khe hở. Lưu ý, nhà thầu không nên sử dụng nước quá nóng hoặc đun sôi để làm ấm bình, mà chỉ cần ngâm trong nước ấm ở nhiệt độ vừa phải.

2.2 Lắc bình xịt trước khi thi công

Việc lắc đều bình xịt trong khoảng 30 giây trước khi sử dụng là bước không thể bỏ qua. Điều này giúp đảm bảo rằng dung dịch bên trong được trộn đều, từ đó tạo ra lớp keo có độ bám dính và kết dính tốt nhất khi tiếp xúc với bề mặt thi công.

2.3 Không cần điền đầy khe hở hoàn toàn

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng keo bọt nở là không cần điền đầy khe hở trong quá trình thi công. Apollo PU Foam có khả năng tự giãn nở để lấp đầy khoảng trống từ 30-70% độ sâu của vị trí cần trám, tùy thuộc vào độ rộng của khe hở. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm vật liệu mà còn đảm bảo độ bền của lớp keo sau khi thi công.

Xịt keo bọt nở một lượng vừa đủ, chừa không gian cho chất keo trương nở, lấp kín lỗ tường
Xịt keo bọt nở một lượng vừa đủ, chừa không gian cho chất keo trương nở, lấp kín lỗ tường

2.4 Rửa vòi súng với Apollo Foam Cleaner nếu dừng thi công 15 phút

Nếu nhà thầu cần tạm dừng công việc trong thời gian dài hơn 15 phút, hãy lưu ý làm sạch vòi súng bằng dung dịch Apollo Foam Cleaner hoặc dung môi Acetone. Điều này giúp tránh tình trạng keo bị khô cứng trong vòi, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hiệu quả thi công khi sử dụng trở lại.

Vệ sinh vòi súng thi công với Apollo Foam Cleaner sau khi sử dụng hoặc khi ngừng thi công quá lâu
Vệ sinh vòi súng thi công với Apollo Foam Cleaner sau khi sử dụng hoặc khi ngừng thi công quá lâu

3. Kết luận

Trong quá trình thi công sửa chữa nhà, keo bọt nở Apollo PU Foam là một giải pháp hoàn hảo để trám kín các vị trí lỗ tường máy lạnh ngoài trời. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền và tính năng chống thấm hiệu quả, nhà thầu cần lưu ý tránh để keo tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Việc sơn phủ và bảo vệ lớp keo sau khi thi công là điều rất cần thiết để đảm bảo tuổi thọ cho công trình.

Với khả năng kết dính mạnh mẽ, chống ồn, chống rung và tính năng cách nhiệt, cách điện ưu việt, Apollo PU Foam không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thi công ở các vị trí ngoài trời mà còn mang lại hiệu quả dài lâu cho các nhà thầu xây dựng. Apollo Silicone tự hào là đối tác tin cậy, cung cấp những sản phẩm keo chất lượng cao, giúp các nhà thầu hoàn thành công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Note
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e): Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Bật mí tuyệt chiêu bịt lỗ hổng tường máy lạnh với keo bọt Apollo Foam
Bật mí tuyệt chiêu bịt lỗ hổng tường máy lạnh với keo bọt Apollo Foam
17/04/2024
Tìm hiểu tính chất của dòng keo bọt Apollo PU Foam
Tìm hiểu tính chất của dòng keo bọt Apollo PU Foam
17/04/2024
Hướng dẫn phun bọt cách âm, chống nóng với Apollo PU Foam
Hướng dẫn phun bọt cách âm, chống nóng với Apollo PU Foam
15/07/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Giải đáp thắc mắc: Keo bọt nở có thể trám cho các vị trí ngoài trời không?
  • 2. Một số lưu ý quan trọng cho thợ thầu thi công với keo bọt Apollo PU Foam
    • 2.1 Làm ấm bình chứa bọt xốp lên nhiệt độ phòng
    • 2.2 Lắc bình xịt trước khi thi công
    • 2.3 Không cần điền đầy khe hở hoàn toàn
    • 2.4 Rửa vòi súng với Apollo Foam Cleaner nếu dừng thi công 15 phút
  • 3. Kết luận