Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
14/03/2024

Hướng dẫn sử dụng keo Foam Apollo xử lý khe hở và chống thấm sóng âm mái tôn

Trong việc chống thấm mái tôn, thợ thi công thường chỉ chú trọng việc thi công chống thấm lỗ đinh mái tôn, mí mái tôn giáp tường và bỏ qua việc xử lý chống thấm sóng âm mái tôn.

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên nhân gây nên tình trạng thấm dột sóng âm mái tôn
  • 2. Chi tiết các bước sử dụng keo Foam Apollo xử lý chống thấm sóng âm mái tôn
    • Bước 1: Vệ sinh lỗ sóng âm
    • Bước 2: Xịt Apollo PU Foam vào các lỗ sóng âm
    • Bước 3: Chờ khô và gọt sạch
    • Bước 4: Sử dụng Apollo A500 xử lý bề mặt foam vừa được gọt
  • 3. Tổng kết

Trong khi, đây lại là nguyên nhân chính khiến cho nhiều hộ gia đình mắc phải tình trạng thấm dột vào mùa mưa. Hiểu được điều này, ngay trong nội dung dưới đây Apollo Silicone đã hướng dẫn chi tiết cách sử dụng keo Foam Apollo xử lý chống thấm sóng âm mái tôn một cách nhanh chóng, hiệu quả, đơn giản.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng thấm dột sóng âm mái tôn

Khi thi công nhà ở dân dụng, có rất nhiều khách hàng lựa chọn lợp mái tôn nhờ vào ưu điểm nhẹ, bền, giá rẻ và dễ dàng tìm mua, thay mới. Tuy nhiên, việc thi công không đúng cách sẽ khiến cho mái tôn dễ bị thấm dột xuống tường nhà, gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình. 

Mái tôn không đủ nghiêng thì nước mưa sẽ bị hất vào bên trong tường nhà, gây thấm dột
Mái tôn không đủ nghiêng thì nước mưa sẽ bị hất vào bên trong tường nhà, gây thấm dột

Thông thường mái tôn sẽ được thiết kế với các sóng âm, sóng dương liền kề để tăng độ cứng và khả năng thoát nước. Bên cạnh thiết kế đặc thù thì mái tôn cần được lắp đặt với độ dốc tối thiểu 10% để đảm bảo nước mưa chảy xuống dễ dàng, không ứ đọng. Đồng thời tạo ra nguồn không khí đối lưu trong nhà, giúp không gian nhà thoáng khí hơn. Tuy nhiên nếu độ dốc không đủ, nước mưa sẽ dễ dàng bị hất vào bên trong nhà qua các khe hở, mối nối, gây ra tình trạng ẩm ướt, bong tróc sơn, thậm chí là hư hỏng kết cấu nhà.

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng nhà bị dột, sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp chống thấm phù hợp nhất.  

2. Chi tiết các bước sử dụng keo Foam Apollo xử lý chống thấm sóng âm mái tôn

Mái tôn là vật liệu phổ biến trong xây dựng, tuy nhiên tại vị trí sóng âm mái tôn thường xảy ra tình trạng thấm dột. Chính vì vậy việc sử dụng keo Foam Apollo là giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này, cùng Apollo Silicone tìm hiểu chi tiết các bước dưới đây: 

Bước 1: Vệ sinh lỗ sóng âm

Đầu tiên ta cần loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét và các tạp chất khác khỏi lỗ sóng âm bằng bàn chải hoặc khăn lau khô. Đảm bảo lỗ sóng âm khô ráo trước khi thi công keo Apollo PU Foam. 

Bước 2: Xịt Apollo PU Foam vào các lỗ sóng âm

Tiếp theo, ta cần sử dụng súng bắn keo bọt nở Apollo PU Foam để xịt keo vào các lỗ sóng âm. Lưu ý chỉ cần lấp đầy khoảng 2/3 thể tích lỗ sóng âm, tránh xịt quá nhiều chất keo bọt nở sẽ gây tràn ra ngoài và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lãng phí keo.

Sử dụng Apollo PU Foam trám vào các lỗ sóng âm

Những lưu ý cần biết khi sử dụng keo Foam Apollo thi công chống thấm mái tôn

  • Sử dụng găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ khi thi công.

  • Tránh để keo dính vào da và mắt.

  • Bảo quản keo nơi khô ráo, thoáng mát.

Bước 3: Chờ khô và gọt sạch

Để yên và chờ cho lớp keo bọt nở khô hoàn toàn trong vòng 24 giờ. Sau khi keo khô, sử dụng dao chuyên dụng để gọt phẳng phần keo thừa, tạo bề mặt bằng phẳng. Lưu ý nên chọn thi công vào những ngày nắng đẹp để nâng cao hiệu quả chống dột. 

Bước 4: Sử dụng Apollo A500 xử lý bề mặt foam vừa được gọt

Cuối cùng ta sử dụng Apollo Silicone A500 để trám kín những khe hở, vết nứt còn sót lại trên bề mặt tôn. Việc này giúp nâng cao độ hoàn thiện của bề mặt mái tôn, đảm bảo hiệu quả chống thấm, ngăn chặn tình trạng thấm dột vào những lần sau. 

Apollo Silicone A500 giúp hoàn thiện bề mặt, xử lý những vết nứt, khe hở còn sót lại

3. Tổng kết

Với hướng dẫn chi tiết trên, bạn có thể dễ dàng tự thi công xử lý chống thấm sóng âm mái tôn bằng keo Foam Apollo. Hãy áp dụng để mang lại không gian sống yên tĩnh và an toàn cho gia đình bạn. 

Với mong muốn nâng cao trải nghiệm của khách hàng, chúng tôi đã phát triển ứng dụng Apollo Silicone được tích hợp hệ thống nhận diện QR code. Hệ thống cho phép khách hàng linh động kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân biệt được hàng thật/giả chỉ với một lần quét mã. Tải ngay ứng dụng để trải nghiệm.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Top 5 loại keo silicon chống thấm dột và chống nước tốt nhất
Top 5 loại keo silicone chống thấm dột và chống nước tốt nhất
04/10/2023
Keo Apollo A500 - Giải pháp trám con lươn mái tôn hiệu quả
Keo Apollo A500 - Giải pháp trám con lươn mái tôn hiệu quả
15/01/2024
Chống thấm mái tôn chỉ mất 5 phút - không cần nhờ đến thợ
Chống thấm mái tôn chỉ mất 5 phút - không cần nhờ đến thợ
20/02/2024