Tháo vát hơn mỗi ngày
/images/faq/banner.jpg
28/02/2024

Hướng dẫn cách làm bể kính terrarium nuôi “Rồng” với keo dán kính silicone tốt nhất Apollo A300 (Phần 1)

Với những người yêu thích bò sát, việc tự tay thiết kế và tạo ra một hồ kính terrarium để nuôi thú cưng là một trải nghiệm mới lạ và đầy thú vị.

Nội dung bài viết

  • 1. Làm bể kính terrarium nuôi “Rồng” với keo dán kính silicone tốt nhất - Apollo Silicone A300
  • 2. Tổng kết

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dùng keo dán kính silicone tốt nhất Apollo A300 để làm hồ terrarium nuôi “Rồng” ngay tại nhà đơn giản.

1. Làm bể kính terrarium nuôi “Rồng” với keo dán kính silicone tốt nhất - Apollo Silicone A300

Terrarium là một hệ sinh thái thu nhỏ được tạo ra trong môi trường kín, thường được sử dụng để trồng cây cảnh thuỷ sinh hoặc nuôi các loài bò sát nhỏ như thằn lằn, rắn... Loại hồ kính này đang ngày càng phổ biến bởi vẻ đẹp độc đáo và đầy sinh khí. Dưới đây là các bước để làm bể kính terrarium ngay tại nhà:

  • Bước 1: Thiết kế bể kính terrarium

Đầu tiên bạn cần thiết kế hồ của mình trên giấy trước khi bắt tay vào làm. Hãy quyết định kích thước và hình dáng mong muốn của hồ kính. Sau đó liệt kê số lượng và kích thước các tấm kính cần để làm bể kính terrarium. Nếu bạn dùng hồ terrarium để nuôi bò sát hoặc thú cảnh có khả năng leo trèo thì nên làm thêm nắp đậy bằng mica. Bạn có thể đặt cắt các tấm kính tại các cửa hàng hoặc mua về tự cắt nếu như muốn DIY tối đa.

Bạn cần thiết kế và tính toán trên giấy trước khi bắt tay vào làm hồ kính terrarium DIY tại nhà
Bạn cần thiết kế và tính toán trên giấy trước khi bắt tay vào làm bể kính terrarium DIY tại nhà
  • Bước 2: Dùng băng keo giấy dán rìa các tấm kính

Sau khi có đủ các tấm kính, bạn có thể dùng băng keo giấy để dán mép kính và chừa lại phần cần bắn keo. Nên chừa khoảng 4mm, bằng độ dày của các tấm kính để keo có thể điền đầy khe hở. Với các mặt bên mình sẽ dán keo sát rìa ngoài để keo không bị tràn lên kính.

  • Bước 3: Cố định các tấm kính

Tiếp theo, sử dụng kẹp góc vuông để cố định chắc chắn các tấm kính với nhau. Bạn cần đảm bảo chúng thẳng hàng và góc chặn được đặt đúng chỗ trước khi chuyển sang bước kế tiếp. Nếu không có kẹp, bạn cũng có thể sử dụng băng keo để dán. Khi kẹp cố định hãy chừa 1 khe hở nhỏ, khoảng 2mm để dễ bắn keo vào.

Apollo Silicone A300 chất kết dính hoàn hảo cho bề mặt kính được các thợ thầu lành nghề ưu ái gọi là Vua keo kính, sẽ đảm bảo bể kính terrarium của bạn sẽ không bị rò rỉ, hư hỏng. 

Để thi công hiệu quả hãy bắn keo chậm rãi và điền đầy keo silicon dán kính vào các khe hở của bốn cạnh. Sau đó, bạn cần ép chặt cái tấm kính lại để keo bịt kín các khe hở đồng thời tạo hiệu ứng trong suốt, đồng nhất với vật liệu kính.

Sản phẩm Apollo Silicone A300 cực kỳ phù hợp cho việc làm hồ kính terrarium nuôi thú cưng và cây thuỷ sinh
Sản phẩm Apollo Silicone A300 cực kỳ phù hợp cho việc làm bể kính terrarium nuôi thú cưng và cây thuỷ sinh

Sử dụng 1 miếng nhựa, thẻ bài hoặc card visit cũ để cạo loại bỏ keo thừa. Chờ khoảng 1 giờ cho keo khô, tháo bỏ các kẹp góc, nhấc mặt kính ra khỏi đáy. Tiếp đến bạn cần bắn keo dán kính trong suốt lên 4 cạnh đáy và đặt ngay ngắn mặt kính lên trên lại. Loại bỏ keo thừa bằng tấm nhựa 1 lần nữa và để yên cho keo khô hoàn toàn.

  • Bước 5: Lột bỏ băng keo và cắt bỏ keo thừa

Sau khi keo khô, bạn hãy nhẹ nhàng lột bỏ phần băng keo giấy ở rìa các tấm kính ra. Sử dụng dao rọc giấy hoặc lưỡi cắt để loại bỏ keo thừa một cách cẩn thận, tăng tính thẩm mỹ cho hồ kính.

  • Bước 6: Lau chùi vệ sinh hồ

Sau khi keo đã khô hoàn toàn, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng để lau lại hồ kính. Đảm bảo không còn vết bẩn hay keo gắn kính thừa nào bám trên bề mặt để hồ terrarium của bạn trở nên trong suốt và sạch đẹp.

  • Bước 7: Làm nắp đậy

Cuối cùng, hãy làm nắp đậy bằng mica để chống bụi cho hồ kính và ngăn thú cưng nhảy ra ngoài. Bạn cần đánh dấu và khoan các lỗ thông khí để giúp hồ thoáng hơn. Nên lắp bản lề phần nắp để có thể đóng mở thuận tiện, những phụ kiện này bạn có thể dễ dàng tìm mua trên các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng vật liệu xây dựng.

Nắp mica sẽ giúp hồ kính terrarium chống bụi bặm và ngăn thú cưng thoát ra ngoài
Nắp mica sẽ giúp bể kính terrarium chống bụi bặm và ngăn thú cưng thoát ra ngoài

Đặt nắp mica lên trên và kiểm tra xem có vừa vặn với bể kính terrarium của bạn không. Vậy là bạn đã hoàn thành chiếc hồ kính terrarium DIY của mình. Hãy nhớ kiểm tra lại mọi thứ trước khi đưa bể kính terrarium vào sử dụng như khả năng chống nước hay độ bám dính, chịu lực của keo silicone dán kính.

>>> Xem chi tiết các bước làm hồ kính terrarium nuôi “Rồng” phần 1 bằng Apollo A300 tại chuyên mục Tháo vát mỗi ngày cùng Apollo Silicone: 

Xem tiếp: Trang trí và xây dựng tiểu cảnh cho hồ Terrarium nuôi "Rồng" với keo nở Apollo PU Foam (Phần 2).

2. Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách làm bể kính terrarium nuôi “Rồng” với keo dán kính silicone tốt nhất Apollo A300. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn tự tay tạo nên một hệ sinh thái thu nhỏ lý tưởng cho những thú cưng của mình. Chúc bạn thành công và có những trải nghiệm thú vị với việc làm hồ kính terrarium DIY này nhé!

Trong hơn 20 năm qua, Apollo Silicone luôn giữ vững triết lý kinh doanh tận tâm, đem đến những sản phẩm chất lượng cao và ổn định đến tay người dùng. Trên thị trường, các loại keo Apollo Silicone bị nhái lại tên gọi và làm giả rất nhiều. Chúng tôi kêu gọi quý khách hàng, nhà phân phối và cả người tiêu dùng cùng chung tay chống hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, đạo đức kinh doanh chung. 

Với mong muốn giúp người dùng sử dụng được các sản phẩm chính hãng, có chất lượng đảm bảo nhất và ngăn chặn việc làm nhái thương hiệu, Apollo Silicone đã phát triển ứng dụng Apollo với tính năng quét mã QR sẽ giúp khách hàng chủ động kiểm tra được hàng thật, hàng giả tránh mất tiền oan. Tải ứng dụng để trải nghiệm ngay!

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

(1 đánh giá)
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Hướng dẫn làm hồ kính Terrarium đa giác bằng Apollo Silicone A300
Hướng dẫn làm bể Terrarium đa giác bằng Apollo Silicone A300
29/12/2023
Apollo Silicone Sealant A300 giải pháp thi công tủ kính trưng bày bền đẹp
Apollo Silicone Sealant A300 giải pháp thi công tủ kính trưng bày bền đẹp
22/01/2024
Trang trí và xây dựng tiểu cảnh cho hồ Terrarium nuôi "Rồng" với keo nở Apollo PU Foam (Phần 2)
Trang trí và xây dựng tiểu cảnh cho hồ Terrarium nuôi “Rồng” với keo nở Apollo PU Foam (Phần 2)
28/02/2024
Nội dung bài viết
  • 1. Làm bể kính terrarium nuôi “Rồng” với keo dán kính silicone tốt nhất - Apollo Silicone A300
  • 2. Tổng kết