
Giải pháp vật liệu xanh - Tầm nhìn chiến lược cho một xã hội phát triển bền vững
Nội dung bài viết
- 1. Lựa chọn vật liệu: Giá tốt chưa đủ để thắng thầu công trình xanh
- 2. Gợi ý 5 tiêu chí để chọn đúng “giải pháp vật liệu xanh” cho công trình
- 2.1. Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA – Life Cycle Assessment)
- 2.2. Hàm lượng phát thải VOC thấp
- 2.3. Khả năng tái chế, tái sử dụng
- 2.4. Hiệu suất sử dụng cao – Tiết kiệm chi phí dài hạn
- 2.5. Chứng chỉ chuẩn quốc tế và kiểm định rõ ràng
- 3. Giải pháp từ Apollo Silicone – Chọn vật liệu có trách nhiệm
- 4. Giải pháp vật liệu xanh - Khởi đầu từ lựa chọn thông minh
Đặc biệt, vật liệu xanh – với đặc tính thân thiện môi trường, hiệu suất cao và đạt chuẩn chứng nhận – đang dần trở thành yếu tố quyết định trong việc vượt qua vòng thầu các công trình lớn. Không chỉ tại Việt Nam, xu hướng này đã định hình rõ nét ở nhiều quốc gia phát triển.
Theo báo cáo của McKinsey, đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng có hàm lượng phát thải carbon thấp sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Tại Việt Nam, hàng loạt công trình như Trụ sở Tổng cục Hải quan (Hà Nội) hay Văn phòng IFC tại TP.HCM đã áp dụng vật liệu xanh để đạt chuẩn LEED và LOTUS – không chỉ nâng tầm giá trị công trình, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế ưu đãi.
1. Lựa chọn vật liệu: Giá tốt chưa đủ để thắng thầu công trình xanh
Trong bối cảnh công trình xanh trở thành xu thế tất yếu tại Việt Nam và trên toàn cầu, nhiều chủ đầu tư không chỉ quan tâm đến chi phí thi công, mà còn đặt ra các yêu cầu khắt khe về vật liệu xây dựng: từ tính năng kỹ thuật, mức độ phát thải VOC, cho đến khả năng tái chế và chứng chỉ rõ ràng.
Tuy nhiên, nhiều nhà thầu vẫn giữ lối tư duy “giá rẻ là ưu tiên hàng đầu”, dẫn đến việc bỏ qua các tiêu chí cốt lõi trong lựa chọn vật liệu. Hệ quả thường thấy là:
- Hồ sơ dự thầu bị loại do không đáp ứng tiêu chí công trình xanh.
- Công trình hoàn thiện nhưng không đạt được các chứng nhận như LEED, LOTUS, gây ảnh hưởng đến uy tín và khả năng trúng thầu trong tương lai.
Thực tế cho thấy: Việc nhà thầu vẫn đi theo lối mòn, tiếp tục chạy theo tiêu chí “giá rẻ” thay vì “giá trị bền vững”, rất dễ bị loại khỏi cuộc chơi. Vì vậy, việc đầu tư nghiêm túc vào giải pháp vật liệu xanh không còn là lựa chọn, mà là chiến lược sống còn nếu doanh nghiệp muốn đồng hành cùng những công trình tương lai – nơi hiệu suất kỹ thuật phải đi song song với trách nhiệm môi trường.
Trong một thị trường mà “xanh” chính là thước đo của phát triển bền vững, việc chọn sai vật liệu có thể khiến nhà thầu đánh mất cả cơ hội lẫn thương hiệu.
Những yếu tố quyết định để thắng thầu một công trình xanh, giá tốt liệu có đủ
2. Gợi ý 5 tiêu chí để chọn đúng “giải pháp vật liệu xanh” cho công trình
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các chủ đầu tư và tiêu chuẩn xanh quốc tế, nhà thầu cần trang bị cho mình những công cụ cụ thể để lựa chọn vật liệu thông minh. Dưới đây là 5 tiêu chí quan trọng:
2.1. Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA – Life Cycle Assessment)
LCA là phương pháp đánh giá tác động môi trường của vật liệu trong toàn bộ vòng đời: từ khai thác nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, thi công, sử dụng cho đến thải bỏ.
Một sản phẩm có LCA minh bạch thường đi kèm Environmental Product Declaration (EPD) – một loại báo cáo xác thực các thông số môi trường, giúp công trình dễ dàng đạt chứng nhận LEED v4, LOTUS, hay WELL.
2.2. Hàm lượng phát thải VOC thấp
VOC (Volatile Organic Compounds – hợp chất hữu cơ bay hơi) là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí trong nhà và sức khỏe người sử dụng.
Các tiêu chuẩn như Greenguard hoặc Emicode EC1 Plus yêu cầu vật liệu xây dựng và hoàn thiện phải có mức VOC cực thấp hoặc không chứa VOC.
2.3. Khả năng tái chế, tái sử dụng
Để trở thành một công trình xanh thực sự, chắc chắn kiến trúc sư và các nhà thầu phải sử dụng vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng giúp giảm khối lượng rác thải xây dựng. Bởi rác thải vốn đang là gánh nặng lớn cho đô thị hiện đại.
Chẳng hạn, keo trám thân thiện môi trường có thể bóc tách, xử lý và tái sử dụng một phần. Điều này không chỉ giảm chi phí xử lý mà còn cải thiện điểm số về vật liệu trong các hệ thống đánh giá xanh.
2.4. Hiệu suất sử dụng cao – Tiết kiệm chi phí dài hạn
Một vật liệu xây dựng “xanh” không chỉ dừng lại ở yếu tố môi trường, mà còn phải thể hiện hiệu quả rõ rệt trong suốt vòng đời sử dụng. Cụ thể, vật liệu cần có độ bền cao, chống thấm tốt, chịu nhiệt tốt để bảo vệ công trình trước tác động thời tiết khắc nghiệt. Từ đó giảm thiểu chi phí vận hành (ví dụ: ít phải dùng điều hòa, chống thấm, sửa chữa…) và cắt giảm đáng kể chi phí bảo trì dài hạn.
2.5. Chứng chỉ chuẩn quốc tế và kiểm định rõ ràng
Các chứng chỉ, giấy tờ kiểm định của các vật liệu, công trình xanh như là vé thông hành để vật liệu được chấp nhận trong hồ sơ kỹ thuật của các dự án xanh.
Tại Việt Nam, khi đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của các công trình dân cư, có ba bộ tiêu chuẩn xanh được áp dụng phổ biến và uy tín nhất.
- LOTUS – Hệ thống tiêu chuẩn do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam phát triển, phản ánh sâu sắc điều kiện khí hậu và bối cảnh xây dựng trong nước.
- LEED – Tiêu chuẩn quốc tế do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ thiết lập, nổi bật với hệ thống đánh giá toàn diện và nghiêm ngặt.
- EDGE – một sáng kiến toàn cầu của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới, tập trung vào khả năng tiết kiệm tài nguyên với chi phí tối ưu, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đang phát triển.
Ba hệ tiêu chuẩn này không chỉ là thước đo về hiệu quả sử dụng năng lượng, nước và vật liệu, mà còn là minh chứng cho cam kết phát triển bền vững và trách nhiệm môi trường của các chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án.

>>> Tìm hiểu Chất Trám Xanh: Giải pháp xanh cho công trình xanh - Keo Silicone A300 Green Sealant
3. Giải pháp từ Apollo Silicone – Chọn vật liệu có trách nhiệm
Trong bối cảnh ngành xây dựng toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và giảm phát thải, Apollo tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực keo silicone, thay vì chỉ dừng lại ở khái niệm “ít phát thải” trong quá trình sản xuất, Apollo tiếp cận một cách toàn diện, phát triển sản phẩm theo định hướng giảm phát thải suốt toàn bộ vòng đời, từ khâu nghiên cứu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng đến xử lý sau cùng.
Minh chứng rõ nét chính là sản phẩm Apollo Green Silicone Sealant A300 – chất trám xanh đầu tiên tại Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm tiên phong sử dụng nguyên liệu xanh đạt tiêu chuẩn trung hòa carbon và truy vết carbon ISO 14067 đầu tiên trên thế giới.
Sự xuất hiện của sản phẩm này không chỉ phản ánh năng lực đổi mới sáng tạo và tầm nhìn dài hạn của Apollo, mà còn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc góp phần hiện thực hóa chiến lược kinh tế tuần hoàn trong ngành xây dựng.

4. Giải pháp vật liệu xanh - Khởi đầu từ lựa chọn thông minh
Trong kỷ nguyên mà phát triển bền vững trở thành ưu tiên hàng đầu, giải pháp vật liệu xanh không còn là xu hướng mà là tiêu chuẩn mới trong mọi công trình hiện đại, đạt chuẩn chứng nhận công trình xanh như LOTUS, LEED hay EDGE.
Việc lựa chọn vật liệu “chưa đủ xanh” không chỉ làm giảm giá trị môi trường của công trình, mà còn có thể khiến nhà thầu đánh mất điểm số quan trọng trong quá trình đánh giá, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu.
Vì vậy, giải pháp vật liệu xanh phải bắt đầu từ một quyết định đúng đắn ngay từ đầu. Apollo Silicone một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất keo silicone thân thiện môi trường, cam kết đồng hành cùng các nhà thầu, tư vấn thiết kế và chủ đầu tư trên hành trình hiện thực hóa phát triển bền vững trong ngành xây dựng.
- Link copied!
- 1. Lựa chọn vật liệu: Giá tốt chưa đủ để thắng thầu công trình xanh
- 2. Gợi ý 5 tiêu chí để chọn đúng “giải pháp vật liệu xanh” cho công trình
- 2.1. Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA – Life Cycle Assessment)
- 2.2. Hàm lượng phát thải VOC thấp
- 2.3. Khả năng tái chế, tái sử dụng
- 2.4. Hiệu suất sử dụng cao – Tiết kiệm chi phí dài hạn
- 2.5. Chứng chỉ chuẩn quốc tế và kiểm định rõ ràng
- 3. Giải pháp từ Apollo Silicone – Chọn vật liệu có trách nhiệm
- 4. Giải pháp vật liệu xanh - Khởi đầu từ lựa chọn thông minh