Tìm hiểu về tiêu chuẩn chống cháy DIN 4102 của keo bọt Apollo PU Foam
Nội dung bài viết
- 1. Tiêu chuẩn lớp chống cháy DIN 4102 là gì?
- 2. Apollo PU Foam có khả năng chống cháy vật liệu hay không?
- 3. Tổng kết
Keo bọt Apollo PU Foam đã được kiểm nghiệm và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chống cháy DIN 4102 cấp B3. Và hiện nay, dòng sản phẩm keo bọt Apollo Foam được sử dụng rất rộng rãi tại các công trình trong nước.
1. Tiêu chuẩn lớp chống cháy DIN 4102 là gì?
Hiện nay đối với vật liệu xây dựng người ta thường áp dụng 2 tiêu chuẩn đánh giá khả năng chống cháy của vật liệu:
Tiêu chuẩn EN 13501-1 của Châu Âu: Đây là tiêu chuẩn được quy định bởi Liên minh Châu Âu với quy định nghiêm ngặt về các phản ứng của lửa với vật liệu xây dựng nói chung. Tiêu chuẩn này được đặt ra và áp dụng rộng rãi cho các sản phẩm, các vật liệu xây dựng.
Tiêu chuẩn DIN 4102 của Đức là tiêu chuẩn chống cháy quốc gia, được áp dụng trên toàn nước Đức. Đây là tiêu chuẩn đánh giá khả năng chống cháy của vật liệu được dùng trong xây dựng và keo bọt Apollo Foam là chất trám trét, bít kín được đánh giá theo tiêu chuẩn của Đức.
Theo tiêu chuẩn lớp chống cháy DIN 4102 thì đối hệ vật liệu bị cháy được chia làm 3 loại (B1-B3):
- B1 = mức độ dẫn cháy thấp nhất. Những vật liệu có khả năng kháng lửa, không dẫn cháy.
- B2 = mức độ dẫn cháy bình thường
- B3 = mức độ dẫn cháy và bắt lửa nhưng cháy chậm, không gây cháy lan
Keo bọt Apollo Foam đã được kiểm nghiệm và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chống cháy DIN 4102 cấp B3, có khả năng cháy chậm nên được sử dụng nhiều tại các công trình dân dụng, gắn kết nhiều loại vật liệu và trở thành trợ thủ đắc lực của các chủ thầu. Dòng keo này chịu được tác động môi trường rất tốt, nhiệt độ nắng nóng hay mưa gió cũng không làm ảnh hưởng tới độ bám dính của keo.
2. Apollo PU Foam có khả năng chống cháy vật liệu hay không?
Keo bọt Apollo PU Foam là chất trám có lớp chống cháy B3, có tính cháy chậm, thường được ứng dụng trong thi công các công trình xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, dòng keo bọt apollo Foam có tính cháy chậm, chính vì vậy người dùng cũng cần hiểu rõ khái niệm này. Trong quá trình thi công các chi tiết nội thất bằng keo bọt Apollo thì tính cháy chậm của keo sẽ giúp đám cháy không bị lan rộng.
Ngoài ra, việc sử dụng loại keo này trong các mối nối khi thi công các chi tiết nội thất giúp chắc chắn, bền và đẹp hơn. Khả năng cháy chậm chỉ là ưu điểm có cửa dòng keo bọt Apollo Foam này, chứ không phải dùng keo sẽ ngăn cháy, hay dập lửa.
Ngoài đặc tính cháy chậm, Apollo PU Foam còn có nhiều ưu điểm khác:
Hệ số cách nhiệt cao, nên trong một đám cháy, nó không gây cháy bùng, và cháy lớn hơn.
Keo bọt Apollo có khả năng cách điện, cách âm, cách nhiệt tốt nên dòng keo này có thể được sử dụng hầu hết tại các chi tiết thiết kế trong nhà.
Thời gian đông cứng của keo bọt foam Apollo khá nhanh, nên nó được ứng dụng nhiều trong các thiết kế trần nhà và vách ngăn.
Có khả năng chống thấm rất tốt, phù hợp với các công trình thi công mái tôn chống nóng. Người thi công hay sử dụng loại keo bọt Apollo để trám các mối nối, chống thấm dột rất hiệu quả.
Ứng dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau. Dòng keo này có thể ứng dụng lên nhiều loại vật liệu khác nhau như: bê tông, nhôm, tôn, kính, nhựa, panel, gỗ…
Keo có nhiều ưu điểm, được các chủ thầu tin tưởng sử dụng. Sản phẩm cũng mang lại hiệu quả kết dính, trám trét cao với các mối nối, không bị đàn hồi, biến dạng sau một thời gian sử dụng.
Dù Apollo Foam khả năng không gây cháy lan nhưng vẫn cần tuân thủ những quy định về an toàn cháy nổ trong suốt quá trình sử dụng, nên nắm kỹ các quy trình dùng để phòng tránh cháy, nổ một cách tối ưu.
>>> Tìm hiểu thêm về So sánh tính chất 2 loại keo bọt nở Apollo PU Foam và Apollo PU Foam B1 tại chuyên mục Tháo vát hơn mỗi ngày:
3. Tổng kết
Keo bọt Apollo PU Foam là một trong những chất trám có khả năng chống cháy theo tiêu B3 của Đức. Dòng sản phẩm này có tính ứng dụng cao và từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực với những người thi công, thiết kế nội thất. Nếu là người tiêu dùng thông thái, chắc chắn sẽ biết keo bọt Apollo là “chất keo xịn của chủ thầu lành nghề”, được ví như trợ thủ không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện đại.
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Tiêu chuẩn lớp chống cháy DIN 4102 là gì?
- 2. Apollo PU Foam có khả năng chống cháy vật liệu hay không?
- 3. Tổng kết