Những lưu ý quan trọng giúp cải tạo sàn nhà bền chắc với vật liệu dán sàn
Nội dung bài viết
- 1. Chọn vật liệu dán sàn
- 1.1 Lựa chọn vật liệu chất lượng
- 1.2 Chọn vật liệu phù hợp với từng vị trí trong nhà
- 2. Thợ thi công lành nghề
- 3. Chống thấm cho sàn
- 3.1 Thi công chống thấm nền
- 3.2 Xử lý khe hở giữa tường và sàn
- 4. Kết luận
Việc lựa chọn vật liệu dán sàn đóng vai trò then chốt, quyết định đến vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà, đồng thời đảm bảo độ bền và khả năng chống chịu với điều kiện môi trường.
Tiếp nối chuỗi bài về cải tạo nhà ở, trong bài viết này, Apollo Silicone sẽ giúp bạn tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi tiến hành cải tạo lại sàn nhà với vật liệu dán sàn, đảm bảo độ bền chắc chắn.
1. Chọn vật liệu dán sàn
Lựa chọn vật liệu dán sàn là bước quan trọng để tạo dựng nền móng vững chắc cho căn nhà. Đối với mỗi loại không gian, gia chủ cần tìm hiểu kỹ về các loại vật liệu khác nhau nhằm đảm bảo vừa đẹp mắt vừa bền bỉ theo thời gian.
1.1 Lựa chọn vật liệu chất lượng
Vật liệu dán sàn không chỉ đóng vai trò tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và chi phí bảo trì. Vì vậy, việc chọn vật liệu chất lượng sẽ giúp bạn hạn chế một số hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của sàn nhà. Một trong số đó là gia chủ nên xem xét mức độ sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ cũng như khả năng chống chịu thời tiết của từng loại vật liệu.
Tìm hiểu thêm về những vấn đề khi lựa chọn vật liệu dán sàn trong bài viết dưới đây: Keo Apollo Bond - Vật liệu dán sàn chất lượng để cải tạo sàn nhà bền chắc
1.2 Chọn vật liệu phù hợp với từng vị trí trong nhà
Mỗi khu vực trong nhà đều có những yêu cầu riêng biệt về vật liệu dán sàn. Việc chọn vật liệu phù hợp với từng không gian là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của sàn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Với những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm hay khu vực bếp, sàn đá hoặc gạch men là lựa chọn lý tưởng vì khả năng chống thấm và chịu lực tốt. Trong khi đó, đối với phòng khách hay phòng ngủ là những khu vực thường không bị ẩm ướt, sàn gỗ hoặc sàn vinyl lại là lựa chọn hoàn hảo, vừa mang lại sự ấm cúng vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
2. Thợ thi công lành nghề
Việc thi công sai kỹ thuật có thể gây hư hỏng cho vật liệu, đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính an toàn của toàn bộ công trình. Do đó, gia chủ cần lựa chọn thợ thi công lành nghề để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Họ không chỉ nắm rõ các bước thi công cơ bản mà còn có khả năng xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình lát sàn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những loại vật liệu dán sàn đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt cao như sàn gỗ tự nhiên hoặc đá cẩm thạch.
Thợ thầu lành nghề sẽ biết cách cắt, ghép và lát sàn một cách tỉ mỉ, đảm bảo các mối nối khít nhau, hạn chế tối đa tình trạng cong vênh hay rạn nứt. Đồng thời, họ cũng sẽ đảm bảo quy trình chống thấm và lắp đặt vật liệu được thực hiện một cách chuẩn xác, kéo dài tuổi thọ cho sàn nhà. Đối với những không gian có yêu cầu đặc biệt như nhà tắm hay nhà bếp, kỹ thuật chống thấm là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ sàn khỏi tác động của nước.
3. Chống thấm cho sàn
Một trong những nguyên nhân chính khiến sàn nhà bị hư hỏng nhanh chóng là do thấm nước. Nếu không có biện pháp chống thấm hiệu quả, không sử dụng các loại keo chống thấm tốt nhất thì ngay cả những loại vật liệu cao cấp nhất cũng khó có thể duy trì được độ bền lâu dài. Chống thấm cho sàn là bước cần thiết để bảo vệ công trình, đặc biệt tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm hay khu vực bếp.
3.1 Thi công chống thấm nền
Trước khi tiến hành lát sàn, việc chống thấm nền là bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo độ bền cho công trình. Sơn chống thấm chuyên dụng giúp tạo lớp bảo vệ chống lại sự thấm nước từ bên ngoài vào, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc và bảo vệ sàn nhà khỏi các hư hỏng do nước gây ra. Đối với các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm hay khu vực ngoài trời, lớp chống thấm sẽ giúp bảo vệ nền móng và duy trì tính thẩm mỹ cho sàn nhà.
3.2 Xử lý khe hở giữa tường và sàn
Khe hở giữa tường và sàn là một trong những vị trí thường xuyên gặp phải vấn đề thấm nước, đặc biệt ở những khu vực ẩm ướt. Những khoảng hở nhỏ này nếu không được xử lý kịp thời sẽ là đường dẫn để nước thấm vào bên trong nền móng, gây ra tình trạng ẩm mốc, nứt vỡ và làm suy yếu cấu trúc sàn nhà. Để ngăn chặn tình trạng này, việc sử dụng keo silicone chống thấm chất lượng từ Apollo Silicone là giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả cao và độ bền lâu dài.
Cực phẩm chống thấm Apollo A500 là chất trám silicone lưu hóa trung tính, sở hữu khả năng chống thấm, bám dính mạnh mẽ trên các bề mặt nhôm kính và vật liệu không rỗ xốp. Sản phẩm này còn được đánh giá cao nhờ tính linh hoạt, độ bền cùng đặc tính đàn hồi cao, giúp cho keo có thể chịu được sự giãn nở của vật liệu trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, đảm bảo lớp keo không bị nứt gãy theo thời gian. Hơn nữa, với khả năng chống thấm nước hiệu quả, keo Apollo chống thấm đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước vào các khe hở, bảo vệ cấu trúc tường và sàn nhà bền đẹp, chắc chắn.
Tự hào với hơn 20 năm tự tin định hướng, vững bước tiên phong thống lĩnh thị trường chất trám xây dựng tại Việt Nam, Apollo Silicone cam kết mang đến các dòng sản phẩm chất lượng hàng đầu, với 100% nguyên liệu silicone nhập khẩu trực tiếp từ hai tập đoàn hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và ShinEtsu (Nhật Bản).
4. Kết luận
Việc lựa chọn vật liệu dán sàn phù hợp cho từng không gian, sử dụng thợ thi công lành nghề và tiến hành chống thấm đúng cách đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sàn nhà bền đẹp, chắc chắn. Bằng cách chú ý đến từng chi tiết nhỏ, gia chủ không chỉ tạo nên một ngôi nhà hoàn mỹ mà còn bảo vệ được sự đầu tư lâu dài cho gia đình.
Sự kết hợp giữa chất lượng vật liệu, tay nghề thợ thi công và sử dụng các loại keo chống thấm chất lượng sẽ giúp công trình cải tạo sàn nhà đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp gia chủ nâng tầm chất lượng không gian sống. Là người dùng thông minh, hãy lựa chọn chất keo silicone xịn từ Apollo Silicone!
- Link copied!
- 1. Chọn vật liệu dán sàn
- 1.1 Lựa chọn vật liệu chất lượng
- 1.2 Chọn vật liệu phù hợp với từng vị trí trong nhà
- 2. Thợ thi công lành nghề
- 3. Chống thấm cho sàn
- 3.1 Thi công chống thấm nền
- 3.2 Xử lý khe hở giữa tường và sàn
- 4. Kết luận