Bách khoa sản phẩm
/images/faq/banner.jpg
07/10/2023

Keo trám chống thấm vết nứt tường tốt nhất 2024

Chủ đề:
Keo trám tường
Khám phá danh sách những loại keo trám chống thấm vết nứt tường hàng đầu năm 2024, giúp bảo vệ và làm đẹp ngôi nhà của bạn một cách toàn diện.

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên nhân tường nhà thường xuất hiện các vết nứt
    • 1.1. Xây nhà trên nền đất yếu
    • 1.2. Do quá trình thi công, tô trát tường
    • 1.3. Do kết cấu công trình không đảm bảo
    • 1.4. Sử dụng sơn kém chất lượng
    • 1.5. Tường nứt do thời gian sử dụng lâu
  • 2. Apollo Acrylic Sealant A100 - Keo trám chống thấm vết nứt tường hiệu quả nhất
    • 2.1. Đặc điểm và tính năng của Apollo Acrylic Sealant A100
    • 2.2. Các bước sử dụng Apollo Acrylic Sealant A100 để trám vết nứt
    • 2.3. Mua Apollo Acrylic Sealant A100 ở đâu? 
  • Tổng kết

Những vết nứt trên tường nhà thường là nỗi lo không chỉ của các chủ nhà, mà còn là điều khiến cho không ít người phải đau đầu. Các vết nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. 

Tại sao tường nhà lại thường xuất hiện các vết nứt? Hãy cùng thương hiệu Apollo Silicone tìm hiểu về nguyên nhân và tham khảo thêm những giải pháp hiệu quả để trám chống thấm vết nứt tường trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân tường nhà thường xuất hiện các vết nứt

Khi bề mặt tường nhà xuất hiện những vết nứt, việc xử lý hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các biện pháp xử lý, hãy cùng khám phá nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, giúp chúng ta có cách tiếp cận xử lý một cách phù hợp.

1.1. Xây nhà trên nền đất yếu

Xây dựng ngôi nhà trên một nền đất yếu mà không có tính toán kỹ càng về nền móng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này. 

Khi nhà hoàn thiện và sau một khoảng thời gian, việc lún của nền đất không đồng đều có thể xảy ra. Điều này gây ra biến dạng cho công trình, khiến tường bị nứt và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nghiêng hoặc thậm chí là sập nhà.

Trong trường hợp nhà bị nghiêng một chút, thường sẽ xuất hiện các vết nứt lớn trên bề mặt tường. Tuy nhiên, sau khoảng một năm, khi nền đất và cấu trúc nhà đã ổn định, sự gia tăng về vết nứt thường sẽ không tiếp tục xảy ra.

1.2. Do quá trình thi công, tô trát tường

Tường nhà bị nứt thường có nguyên nhân chính đến từ việc sơn, trát không đạt tiêu chuẩn. Thông thường, các vết nứt xuất hiện ở những vị trí mà lớp trát kém chất lượng, sự kết hợp giữa lớp gạch men và gạch bê tông xây không được khớp nhau. Keo silicon dán tường được không? Thật chất silicon thường được dùng để trám trét các vết nứt trên tường được gây ra bởi quá trình thi công kém.

Vết nứt tường cũng có thể do thời gian sử dụng lâu nên công trình bị xuống cấp
Công trình xuất hiện vết nứt tường từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cấu trúc, khí hậu môi trường và thời gian

1.3. Do kết cấu công trình không đảm bảo

Trong quá trình thi công nhà, các vấn đề kỹ thuật có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của tường. Các vấn đề này bao gồm:

  • Gia cố, ép cọc, và thi công móng không tuân theo kỹ thuật đúng cách.

  • Bê tông không đạt chuẩn về mác, cường độ. Trong trường hợp này, cần áp dụng biện pháp gia cố kết cấu bằng cách sử dụng sợi carbon CFRP.

  • Cốt thép chất lượng kém: bố trí thép thưa, bản rộng.

  • Giằng móng được thi công không đạt chất lượng yêu cầu.

  • Thiếu sự điều chỉnh mạch ngừng trong quá trình thi công.

  • Sử dụng chất liệu bê tông khác nhau trong các lần đổ khác nhau.

  • Không tính toán khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn cho phép. Điều này có thể gây vỡ móng và khiến nhà bị nghiêng, dẫn đến tình trạng nứt tường.

1.4. Sử dụng sơn kém chất lượng

Sử dụng sơn kém chất lượng cũng một nguyên nhân thường thấy. Vì vậy, việc lựa chọn sơn phù hợp và đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Sơn kém chất lượng không chỉ dẫn đến việc tường sơn có thể bị nứt, mà còn gây ra các vấn đề khác liên quan đến chất lượng tường.

Các loại sơn kém chất lượng thường không có khả năng co giãn và liên kết tốt trên bề mặt. Khi thời tiết thay đổi (ví dụ: tăng độ ẩm, biến đổi nhiệt độ), bề mặt tường bị giãn nở, làm cho màng sơn bị nứt, bong tróc. Điều này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn làm giảm hiệu quả bảo vệ của sơn đối với tường và công trình.

1.5. Tường nứt do thời gian sử dụng lâu

Mọi vật đều có tuổi thọ riêng của nó, và tường nhà cũng không phải là ngoại lệ. Khi tường nhà đã được sử dụng trong một thời gian dài, các thành phần cấu tạo như cột, dầm, móng, gạch... sẽ trải qua quá trình mòn, nát, gãy, lún theo thời gian. Do đó, hiện tượng nứt ngang trên tường là điều dễ hiểu và thường xảy ra.

Tuổi thọ cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt ngang. Cấu trúc của tường và các phần khác của công trình có thể đã trải qua nhiều tác động và biến đổi trong suốt thời gian dài, từ sự thay đổi của môi trường, thời tiết, tải trọng, và nhiều yếu tố khác, đều góp phần tạo ra các áp lực tác động lên tường, khiến cho các vết nứt xuất hiện như kết quả tất yếu của quá trình sử dụng và tuổi thọ của công trình.

2. Apollo Acrylic Sealant A100 - Keo trám chống thấm vết nứt tường hiệu quả nhất

Apollo Acrylic Sealant A100 là một loại keo chống thấm vết nứt tường chất lượng và hiệu quả. Loại keo chống thấm tường nứt này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của việc bảo vệ và duy trì sự bền vững cho cấu trúc xây dựng.

2.1. Đặc điểm và tính năng của Apollo Acrylic Sealant A100

Apollo Acrylic Sealant A100 là một loại keo trám chống thấm vết nứt tường có nhiều đặc điểm và tính năng nổi bật như:

  • Khả năng thi công đơn giản giúp người dùng có thể trám vết nứt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Không chứa dung môi độc hại, bảo vệ sức khỏe của người sử dụng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

  • Bám dính tốt với nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như gạch, bê tông, kim loại, gỗ...

  • Có thể sơn phủ sau khi lưu hóa hoàn toàn để tạo lớp bảo vệ bề mặt và đồng thời tạo vẻ thẩm mỹ cho công trình.

  • Apollo Acrylic Sealant A100 thích hợp cho việc trám các khe nứt và mối nối không yêu cầu độ co giãn lớn. Lưu ý điều này sẽ đảm bảo sản phẩm được hoạt động hiệu quả trong thực tế.

Apollo Acrylic Sealant A100 với nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn xử lý mọi vết nứt tường
Apollo Acrylic Sealant A100 có thể giúp bạn xử lý mọi vết nứt, vết chân chim và các lỗ đinh trên tường một cách dễ dàng

2.2. Các bước sử dụng Apollo Acrylic Sealant A100 để trám vết nứt

Sử dụng chất trám acrylic để xử lý chống thấm vết nứt tường là một phương pháp hữu ích và hiệu quả. Cách này mang lại kết quả tốt và bền vững trong thời gian dài. Các bước bước thực hiện bao gồm:

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh kỹ bề mặt tường, đặc biệt là vùng xung quanh vết nứt và trong rãnh nứt để đảm bảo chất trám acrylic bám dính tốt (nếu cần, bạn có thể rạch rãnh nứt một chút để tạo vùng bám tốt hơn, thường được thực hiện theo hình dạng chữ V).

Bước 2: Bảo vệ vùng xung quanh và chuẩn bị keo

Sử dụng băng dính để bảo vệ vị trí xung quanh vết nứt (đặc biệt đối với các vết nứt khó bắn keo chuẩn xác hoặc góc khuất) để tránh dính chất trám vào những vị trí không mong muốn.

Bước 3: Bắn keo và làm đều

Lắp chai keo trám tường gốc acrylic vào súng bắn keo và bắt đầu thực hiện việc bắn keo. Bạn nên kiểm soát lực vừa phải để bơm lượng keo vào rãnh nứt trên tường.

Bước 4: Sử dụng sủi chuyên dụng để làm mịn keo

Sử dụng sủi chuyên dụng để làm mịn và bằng phẳng bề mặt tường. Trong quá trình này, hãy đảm bảo rằng lượng chất trám acrylic vừa đủ để điền vào rãnh nứt và tạo lớp mịn màng.

Bước 5: Bóc băng dính và chờ cho keo khô

Trước khi lớp chất trám acrylic khô hoàn toàn, hãy nhanh chóng bóc lớp băng dính đã dán xung quanh.

Bước 6: Sơn tường trở lại

Khi chất trám acrylic đã khô và đông lại hoàn toàn, bạn có thể tiến hành sơn lại bề mặt tường như bình thường.

Apollo A100 chuyên dùng cho trám trét, bịt kín vị trí ống nước tiếp xúc với tường nhà
Apollo A100 chuyên dùng cho trám trét, bịt kín vị trí khe hở đường ống nước xuyên tường

2.3. Mua Apollo Acrylic Sealant A100 ở đâu? 

Nếu bạn đang tìm cách xử lý vết nứt tường Apollo Acrylic Sealant A100 có thể là giải pháp phù hợp cho bạn. Để mua sản phẩm này, bạn có thể tìm đến các cửa hàng VLXD trên toàn quốc hoặc các đại lý chính hãng của Apollo Silicone trải dài suốt các tỉnh thành. Tuy nhiên hiện tại vấn đề hàng giả, nhái, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường, khi mua sản phẩm bạn nên nhớ sử dụng ứng dụng (app) chính thức của Apollo để quét mã QR để xác thực nguồn gốc sản phẩm ... hoặc liên hệ với hotline để được hỗ trợ.

Suốt 20 năm qua, Apollo Silicone đã không ngừng phát triển và cải thiện chất lượng từng ngày để đem đến những sản phẩm tốt nhất, ổn định nhất đến tay người dùng. Ở vị trí dẫn đầu ngành silicone sealant tại Việt Nam, Apollo Silicone đã trở thành vật liệu xây dựng hoàn chỉnh không thể thiếu trong bất kỳ dự án công trình nào. 

Những công trình tiêu của Apollo Silicone Sealant có thể kể đến như: Sân bay quốc tế Vân Đồn, Tòa Nhà Quốc Hội Lào, Sân bay quốc tế Phú Quốc, Landmark 81, Bitexco SaiGon, Trung tâm hội nghị Quốc gia, Nhà Quốc Hội Việt Nam, The Metropole Thủ Thiêm, The River Thủ Thiêm, …

Tổng kết

Tường nhà với vết nứt không còn là ác mộng khi bạn đã biết cách đối phó. Apollo Acrylic Sealant A100 - "người bạn đồng hành" cho mọi chủ nhà, mang đến giải pháp tối ưu cho việc trám chống thấm vết nứt tường. Với đặc điểm và tính năng vượt trội, cùng với cách sử dụng đơn giản, sản phẩm này sẽ giúp bạn trải nghiệm không gian sống vững chắc hơn.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

(4 đánh giá)
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
Cách sử dụng keo silicone dán tường một cách hiệu quả và an toàn
Cách sử dụng keo silicone dán tường (trám tường) một cách hiệu quả và an toàn
18/09/2023
Sử dụng keo silicon dán tường được không?
Sử dụng keo silicone dán tường (trám tường) được không? Sự khác nhau giữa silicone và acrylic là gì?
07/10/2023
Một số cách tẩy keo silicon trên tường hiệu quả và an toàn
Một số cách tẩy keo silicon trên tường hiệu quả và an toàn
07/10/2023
Nội dung bài viết
  • 1. Nguyên nhân tường nhà thường xuất hiện các vết nứt
    • 1.1. Xây nhà trên nền đất yếu
    • 1.2. Do quá trình thi công, tô trát tường
    • 1.3. Do kết cấu công trình không đảm bảo
    • 1.4. Sử dụng sơn kém chất lượng
    • 1.5. Tường nứt do thời gian sử dụng lâu
  • 2. Apollo Acrylic Sealant A100 - Keo trám chống thấm vết nứt tường hiệu quả nhất
    • 2.1. Đặc điểm và tính năng của Apollo Acrylic Sealant A100
    • 2.2. Các bước sử dụng Apollo Acrylic Sealant A100 để trám vết nứt
    • 2.3. Mua Apollo Acrylic Sealant A100 ở đâu? 
  • Tổng kết