Đâu là nguyên nhân chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu?
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu
- 1.1. Xử lý bề mặt không đúng cách
- 1.2. Lựa chọn chất trám silicon không phù hợp với bề mặt vật liệu
- 1.3. Sai sót trong quá trình thi công
- 1.4 Tính chất của keo silicone gốc acid và keo silicone trung tính
- 2. Cách khắc phục, giúp cho keo silicone bám dính tốt vào bề mặt vật liệu
- 3. Tổng kết
Sử dụng chất trám silicon tại các công trình xây dựng là điều không còn xa lạ với các thợ thầu lành nghề, tuy nhiên, chúng ta có thể gặp phải những sự cố như vấn đề chất trám silicone không bám vào bề mặt vật liệu. Nguyên nhân thường thấy nhất là vệ sinh bề mặt không đúng cách, bề mặt bám bụi bẩn, điều này do tại các công trình thi công có lượng bụi lớn. Có thể thấy đơn giản như việc dán băng keo lên bề mặt bám bụi rất dễ dàng lột ra, nhưng nếu dán trên các bề mặt được làm sạch thì không như vậy.
Hãy cùng tìm hiểu thêm nguyên nhân chất trám silicone không bám dính bề mặt vật liệu và cách khắc phục giúp keo dính tốt hơn ngay sau đây để tiết kiệm chi phí và đảm bảo công trình luôn bền vững!
1. Nguyên nhân chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu. Một số nguyên nhân thường thấy nhất có thể kể tới như:
1.1. Xử lý bề mặt không đúng cách
Việc xử lý bề mặt vật liệu trước khi thi công rất quan trọng. Đây là bước không thể thiếu được trong quá trình sử dụng chất trám silicon, bề mặt được xử lý tốt sẽ làm tăng khả năng bám dính, độ bền của chất trám, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, giảm nguy cơ phải sửa chữa sau này.
Tùy vào bề mặt vật liệu mà sẽ có cách vệ sinh/xử lý bề mặt khác nhau:
Bề mặt đá hoa cương, kính, gạch bóng: Sử dụng cồn hoặc dung môi tẩy rửa lau sạch, sử dụng sủi chuyên dụng nếu cần thiết, để đảm bảo bề mặt hoàn toàn được tẩy sạch dầu mỡ, bụi bẩn và các loại cặn khác.
Bề mặt gỗ: Vệ sinh bằng giấy nhám để tạo bề mặt mịn màng và sạch sẽ (đối với gỗ thô), với bề mặt gỗ đã sơn phủ PU bạn cần lau sạch bằng khăn ẩm và dung dịch tẩy rửa nhẹ.
Bề mặt tường, vết nứt tường và khe nứt tường: Sử dụng dao cạo bụi hoặc cọ sắt để vệ sinh, sau đó dùng cọ sơn quét sạch.
1.2. Lựa chọn chất trám silicon không phù hợp với bề mặt vật liệu
Không nên sử dụng trám silicon axit cho những vật liệu: Đá, thép mạ kẽm, đồng thau, xi măng, cẩm thạch… vì chất keo axit có thể sinh ra phản ứng ăn mòn nhẹ trên bề mặt vật liệu.
Loại keo không phù hợp với điều kiện môi trường. Trong môi trường thi công, các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, hóa chất có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của keo dán Apollo. Do đó, lựa chọn loại keo dán Apollo Silicone phù hợp với điều kiện môi trường là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định và chất lượng kết dính của mối nối.
1.3. Sai sót trong quá trình thi công
Một số sai sót trong quá trình thi công cũng có thể dẫn tới việc chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu như:
Không sử dụng đúng dụng cụ thi công: Sử dụng công cụ như súng bắn keo, bộ vuốt… không đúng cách hoặc không phù hợp cũng có thể làm giảm hiệu quả của liên kết giữa keo dán Apollo Silicone và bề mặt vật liệu.
Thi công trong điều kiện môi trường không phù hợp: Môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian khô của keo silicon Apollo, việc thi công tại nơi quá nóng hoặc quá ẩm ướt sẽ giảm hiệu quả kết dính.
Không làm phẳng bề mặt keo sau khi thi công: Việc làm phẳng bề mặt chất trám silicon sẽ giúp đảm bảo đường keo đồng nhất, mịn màng. Nếu không làm phẳng sẽ gây ra các khe hở, giảm khả năng kết dính giữa keo và bề mặt vật liệu.
1.4 Tính chất của keo silicone gốc acid và keo silicone trung tính
Keo silicone gốc acid được khuyến cáo không nên sử dụng cho các loại bề mặt rỗ xốp, sần sùi, có sự ma sát cao,... như các loại bề mặt đá hoa cương, bề mặt các loại vật liệu có vân, gân,... Do đó mà dòng sản phẩm này sẽ thích hợp sử dụng với các loại kính có bề mặt trơn nhẵn.
Keo silicone trung tính có thể sử dụng cho đa dạng các loại bề mặt hơn. Do đó mà khách hàng nên lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp giúp cho chất trám silicone bám dính tốt vào bề mặt vật liệu. Nếu quý khách hàng còn đang phân vân lựa chọn dòng keo phù hợp với loại vật liệu nào hãy liên hệ ngay tới Apollo để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ, giúp cho công trình luôn bền đẹp với thời gian.
2. Cách khắc phục, giúp cho keo silicone bám dính tốt vào bề mặt vật liệu
Để đảm bảo chất trám silicone bám dính tốt vào bề mặt vật liệu bạn cần kiểm tra và khắc phục những nguyên nhân gây ra vấn đề như:
Sử dụng dụng cụ thi công phù hợp và đúng cách để đảm bảo quá trình thi công chính xác và hiệu quả.
Lựa chọn môi trường thi công phù hợp, thoáng mát, không quá nóng hoặc quá ẩm ướt.
Sau khi thi công nên dùng dụng cụ để làm phẳng bề mặt keo để loại bỏ bọt khí thừa.
Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn chất trám chất lượng, uy tín đến từ Apollo Silicone. Đây là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chất trám silicone chất lượng cao và uy tín. Đặc biệt các sản phẩm của Apollo có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng về xây dựng và nhiều lĩnh vực khác nhau với độ bám dính cực tốt, chất keo cao cấp với nguồn nguyên liệu nhập khẩu đến từ thương hiệu lớn trên thế giới khiến khách hàng giảm bớt nỗi lo khi chất trám silicon không bám dính bề mặt vật liệu.
3. Tổng kết
Việc đảm bảo chất trám silicon bám dính tốt vào bề mặt vật liệu là yếu tố quan trọng của mọi công trình xây dựng, sửa chữa, đặc biệt là các nội dung mà bài viết đã đề cập ở trên. Đây là yếu tố giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, ổn định, bền vững của công trình trong thời gian dài và tiết kiệm chi phí, nhân lực cho việc sửa chữa trong tương lai.
Apollo Silicone - thương hiệu thống lĩnh thị trường silicone sealant trong hơn 20 năm qua, cung cấp đa dạng các loại chất trám silicone chất lượng cao cấp với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ hai tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và ShinEtsu (Nhật Bản). Do đó, người dùng thông minh và thợ thầu lành nghề khi sử dụng keo Apollo hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, để kiến tạo nên phong cách sống chất, những công trình vững chãi dài lâu.
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Nguyên nhân chất trám silicon không bám dính vào bề mặt vật liệu
- 1.1. Xử lý bề mặt không đúng cách
- 1.2. Lựa chọn chất trám silicon không phù hợp với bề mặt vật liệu
- 1.3. Sai sót trong quá trình thi công
- 1.4 Tính chất của keo silicone gốc acid và keo silicone trung tính
- 2. Cách khắc phục, giúp cho keo silicone bám dính tốt vào bề mặt vật liệu
- 3. Tổng kết