
Xây dựng bền vững bắt đầu từ vật liệu xây dựng xanh có trách nhiệm
Nội dung bài viết
- 1. Định nghĩa vật liệu xanh cần được nhìn nhận lại
- 2. Tại sao ngành xây dựng cần vật liệu xanh có trách nhiệm?
- 2.1 Mỗi viên gạch, mỗi lớp keo đều để lại dấu chân carbon
- 2.2 Vật liệu xanh có trách nhiệm - Đòn bẩy giúp công trình bền vững thực sự
- 2.3 Hậu quả nếu tiếp tục trì hoãn việc chọn vật liệu xanh
- 3. Apollo Green Silicone Sealant A300 – Vật liệu xanh theo đúng nghĩa toàn diện
- 4. Hành động để xây dựng xanh hơn – từ lựa chọn vật liệu hôm nay
Có một câu nói đáng để chúng ta suy ngẫm: “Xanh không chỉ nằm ở bề mặt - mà ở hành trình sống.” Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại và tái định nghĩa khái niệm "vật liệu xanh" theo một cách toàn diện hơn – xét từ vòng đời sản phẩm cho đến tác động thực tế lên môi trường.
1. Định nghĩa vật liệu xanh cần được nhìn nhận lại
Định nghĩa truyền thống về vật liệu xanh chủ yếu xoay quanh việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên, quy trình sản xuất ít phát thải, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một định nghĩa mới, mở rộng hơn, đang dần được hình thành: Vật liệu có trách nhiệm - không chỉ "ít phát thải" mà còn:
Tiêu thụ ít tài nguyên thiên nhiên
Hiệu suất năng lượng cao trong suốt vòng đời sản phẩm
Khả năng tái chế, tái sử dụng sau sử dụng
Góp phần vào kinh tế tuần hoàn trong ngành xây dựng.
Tiêu chí | Vật liệu xanh truyền thống | Vật liệu xanh bền vững |
Nguyên liệu | Không nung, ít phát thải | Ít phát thải, tái sinh, tái tạo, ít khai thác |
Quy trình sản xuất | Giảm CO₂ lúc sản xuất | Tối ưu vòng đời, tiết kiệm năng lượng |
Hậu sử dụng | Chôn lấp, bỏ đi | Tái chế, tái sử dụng, phục hồi |

2. Tại sao ngành xây dựng cần vật liệu xanh có trách nhiệm?
Theo báo cáo Global Status Report for Buildings and Construction của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), ngành xây dựng và vận hành công trình chiếm tới 40% tổng lượng khí toàn cầu. Trong đó mỗi viên gạch, mỗi lớp keo, mỗi tấm cách nhiệt đều để lại khí thải carbon lên trái đất này. Việc tác động tích lũy đang trở thành gánh nặng khổng lồ. Nếu chúng ta không thay đổi từ gốc rễ vật liệu, thì mọi tuyên bố về "công trình xanh" cũng chỉ là hình thức.
2.1 Mỗi viên gạch, mỗi lớp keo đều để lại dấu chân carbon
Việc sản xuất xi măng, một nguyên liệu cơ bản của ngành xây dựng ước tính phát thải khoảng 8% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu, theo International Energy Agency (IEA). Các sản phẩm hoàn thiện như keo dán, kính xây dựng, gạch ốp lát,... đều tiêu tốn năng lượng lớn và thải ra CO₂ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thậm chí sau khi công trình được hoàn thiện.
Điều đáng nói là lượng khí thải "ẩn" trong vật liệu – thứ mắt thường không thấy lại chiếm một phần không nhỏ trong tổng lượng phát thải của một công trình. Do đó, nếu muốn thực sự xây dựng bền vững, phải thay đổi ngay từ bản chất vật liệu.
2.2 Vật liệu xanh có trách nhiệm - Đòn bẩy giúp công trình bền vững thực sự
Giảm phát thải ngay từ gốc
Vật liệu xanh không chỉ "thân thiện môi trường" trên bề mặt, mà còn được thiết kế để giảm phát thải xuyên suốt vòng đời: từ sản xuất, vận chuyển, thi công cho đến khi kết thúc vòng đời công trình.
Ví dụ: Apollo Green Silicone Sealant A300 sử dụng nguyên liệu ưu tiên tái sinh, quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, đóng gói thân thiện môi trường góp phần giảm lượng khí CO₂ phát thải ngay từ khâu đầu tiên.
Tối ưu chi phí vận hành, bảo trì
Các vật liệu xanh bền vững thường đi kèm với khả năng cách nhiệt, chống ẩm tốt, độ bền cao hơn vật liệu truyền thống. Điều này giúp công trình tiết kiệm chi phí điện năng, sửa chữa, bảo trì trong suốt vòng đời sử dụng.
Đáp ứng tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế
Ngày càng nhiều dự án yêu cầu chứng chỉ xanh như LEED (Leadership in Energy and Environmental Design), EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies), WELL Building Standard,… Việc lựa chọn vật liệu đạt chuẩn xanh ngay từ đầu sẽ giúp chủ đầu tư và nhà thầu:
Dễ dàng đạt điểm số cao trong hệ thống đánh giá
Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh, ưu đãi tài chính
Nâng cao uy tín và giá trị thương mại của dự án trên thị trường.
Tăng giá trị thương hiệu, nâng tầm vị thế doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường ngày càng quan tâm tới trách nhiệm môi trường, việc tiên phong sử dụng vật liệu xanh sẽ định vị thương hiệu của chủ đầu tư, nhà thầu như những đơn vị "có tầm" và "có tâm". Đây là yếu tố cạnh tranh mới trên thị trường bất động sản hiện đại.

2.3 Hậu quả nếu tiếp tục trì hoãn việc chọn vật liệu xanh
Nếu ngành xây dựng không nhanh chóng chuyển mình, tới năm 2050, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này sẽ tăng thêm 1,5 lần so với hiện nay (theo dự báo của World Green Building Council).
Các công trình không đạt chuẩn xanh sẽ ngày càng khó bán, khó cho thuê và mất giá trị kinh tế rõ rệt. Các chính sách bắt buộc về cắt giảm carbon (đang được nhiều quốc gia áp dụng) sẽ khiến doanh nghiệp chậm thay đổi bị phạt, mất cơ hội tài chính.
3. Apollo Green Silicone Sealant A300 – Vật liệu xanh theo đúng nghĩa toàn diện
Apollo là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực keo silicone tại thị trường Việt Nam, đã và đang đẩy mạnh phát triển vật liệu xanh có trách nhiệm theo đúng nghĩa.
Không chỉ "ít phát thải" ở công đoạn sản xuất, mà phải giảm phát thải xuyên suốt vòng đời sản phẩm – từ nghiên cứu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng cho đến tái chế. Chính vì vậy, Apollo Silicone mang đến sản phẩm chất trám xanh đầu tiên tại Việt Nam - Apollo Green Sealant A300. Chất keo được sản xuất từ nguyên liệu xanh đạt chuẩn trung hòa carbon & truy vết carbon ISO 14067 đầu tiên trên thế giới.
Apollo cam kết đồng hành cùng ngành xây dựng Việt Nam trong hành trình tiến tới kinh tế tuần hoàn, nơi mỗi sản phẩm đều được tối ưu giá trị sử dụng và giảm thiểu lãng phí.

>>> Tìm hiểu Chất Trám Xanh: Giải pháp xanh cho công trình xanh - Keo Silicone A300 Green Sealant
4. Hành động để xây dựng xanh hơn – từ lựa chọn vật liệu hôm nay
Xây dựng xanh bền vững không thể chỉ dừng lại ở thiết kế đẹp hay chứng nhận "xanh". Nó bắt đầu từ chính việc lựa chọn vật liệu có trách nhiệm ngay từ hôm nay.
Chủ đầu tư nên đặt tiêu chí “vật liệu xanh toàn diện” làm nền tảng ngay từ đầu dự án. Nhà thầu, kiến trúc sư lựa chọn vật liệu không chỉ theo giá thành, mà cần nhìn vào vòng đời và tác động môi trường. Mỗi sản phẩm bạn chọn hôm nay, là một lá phiếu cho tương lai xanh ngày mai.
- Link copied!
- 1. Định nghĩa vật liệu xanh cần được nhìn nhận lại
- 2. Tại sao ngành xây dựng cần vật liệu xanh có trách nhiệm?
- 2.1 Mỗi viên gạch, mỗi lớp keo đều để lại dấu chân carbon
- 2.2 Vật liệu xanh có trách nhiệm - Đòn bẩy giúp công trình bền vững thực sự
- 2.3 Hậu quả nếu tiếp tục trì hoãn việc chọn vật liệu xanh
- 3. Apollo Green Silicone Sealant A300 – Vật liệu xanh theo đúng nghĩa toàn diện
- 4. Hành động để xây dựng xanh hơn – từ lựa chọn vật liệu hôm nay