Bách khoa sản phẩm
/images/faq/banner.jpg
14/03/2024

Hướng dẫn sử dụng Apollo Foam thi công quanh khung bao cửa

Apollo Foam là một loại vật liệu trám trét có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống thấm và chống cháy hiệu quả. Keo PU Foam được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đặc biệt là quanh khung bao cửa để tăng độ kín và giảm tiêu hao năng lượng.

Nội dung bài viết

  • 1. Chi tiết các bước thi công keo bọt nở quanh khung bao cửa
    • Bước 1: Tạo ẩm bề mặt thi công
    • Bước 2: Lắc đều chai foam
    • Bước 3: Xịt foam quanh khung bao cửa
    • Bước 4: Cắt bỏ phần foam thừa
    • Bước 5: Hoàn thiện
  • 2. Ưu điểm của Apollo PU Foam trong việc thi công quanh khung bao cửa
  • 3. Tổng kết

Để thi công Apollo Foam một cách chuyên nghiệp và an toàn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng Apollo Foam thi công quanh khung bao cửa một cách chi tiết và dễ hiểu.

1. Chi tiết các bước thi công keo bọt nở quanh khung bao cửa

Keo bọt nở là vật liệu thi công phổ biến được sử dụng để trám bít khe hở lớn, cố định khung bao cửa và đảm bảo độ kín cho công trình. Dưới đây là chi tiết các bước hướng dẫn sử dụng Apollo Foam quanh khung bao cửa:

Bước 1: Tạo ẩm bề mặt thi công

Trước khi thi công, cần đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không bụi bẩn và được làm ẩm. Bạn có thể sử dụng bình xịt nước để làm ẩm bề mặt, việc làm ẩm bề mặt giúp keo bọt nở bám dính tốt hơn. 

Sử dụng bình xịt tạo độ ẩm cho bề mặt thi công, giúp chất keo bọt nở bám dính tốt hơn
Sử dụng bình xịt tạo độ ẩm cho bề mặt thi công, giúp chất keo bọt nở bám dính tốt hơn

Bước 2: Lắc đều chai foam

Lắc đều chai keo xịt bọt nở trong khoảng 30 giây để chất keo bọt nở được trộn đều. Việc lắc đều giúp keo nở ra đồng đều và đạt hiệu quả thi công tốt nhất.

Bước 3: Xịt foam quanh khung bao cửa

Gắn ống xịt vào đầu chai keo foam Apollo và đưa hướng vào khe hở. Bạn nhấn nhẹ nút xịt và di chuyển ống xịt theo chiều dọc của khe hở. Bạn chỉ nên xịt khoảng 50% độ sâu của khe hở, vì keo bọt nở sẽ nở ra gấp đôi khi khô.

Lưu ý không nên xịt quá nhiều hoặc quá ít, vì có thể làm keo bọt nở không đầy kín hoặc tràn quá nhiều ra ngoài.

Chất keo Apollo PU Foam sau khi nở sẽ lấp đầy các khe hở
Chất keo Apollo PU Foam sau khi nở sẽ lấp đầy các khe hở

Bước 4: Cắt bỏ phần foam thừa

Sau khi keo bọt nở khô (khoảng 24 giờ), bạn dùng dao nhọn để cắt bỏ phần foam thừa. Bạn cắt theo đường thẳng và gọn gàng, sao cho phù hợp với khung bao cửa sổ. Lưu ý không nên cắt khi keo bọt nở chưa khô hoặc đã khô quá lâu, vì có thể làm keo bọt nở trở nên khó cắt.

Nên đợi keo bọt nở khô hoàn toàn trước khi tiến hành cắt bỏ phần dư

Bước 5: Hoàn thiện

Sau khi cắt bỏ phần keo thừa, bạn có thể sử dụng Apollo Acrylic A100 để hoàn thiện bề mặt thi công trở nên phẳng và nhẵn mịn hơn. Chất trám Apollo A100 có khả năng sơn phủ bề mặt, chính vì vậy bạn có thể linh hoạt sơn phủ, đảm bảo tính thẩm mỹ. 

Lưu ý khi thi công keo bọt nở:

  • Nên sử dụng keo bọt nở trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (từ 5°C đến 35°C).

  • Mang găng tay và khẩu trang khi thi công để đảm bảo an toàn.

  • Bảo quản keo bọt nở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Với quy trình thi công đơn giản, keo bọt nở Apollo PU Foam là giải pháp hiệu quả giúp bạn trám bít khe hở, cố định khung bao cửa và đảm bảo độ kín khít cho công trình.

2. Ưu điểm của Apollo PU Foam trong việc thi công quanh khung bao cửa

Apollo PU Foam là một loại vật liệu có nhiều ưu điểm trong việc thi công quanh khung bao cửa. So với các loại vật liệu truyền thống, Apollo PU Foam mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Apollo PU Foam có khả năng cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn hiệu quả, tạo môi trường sống yên tĩnh.

  • Khả năng cách nhiệt cao giúp giữ nhiệt độ trong nhà ổn định, tiết kiệm chi phí điện năng.

  • Apollo PU Foam có khả năng cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Chống thấm nước hiệu quả, ngăn ngừa nấm mốc và rò rỉ nước.

  • Apollo PU Foam có khả năng chống cháy tốt, đạt tiêu chuẩn B3. Nguyên lý cháy chậm giúp ngăn chặn nguy cơ cháy lan, đảm bảo an toàn cho công trình.

3. Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin hướng dẫn sử dụng Apollo Foam thi công quanh khung bao cửa. Apollo PU Foam là lựa chọn hoàn hảo cho việc thi công quanh khung bao cửa, giúp tạo ra một không gian sống lý tưởng. Để đạt được hiệu quả vượt trội, bạn nên lựa chọn chất keo chính hãng của Apollo Silicone

Hiểu được điều này chúng tôi đã phát triển ứng dụng Apollo Silicone được tích hợp công nghệ quét mã QR cho phép kiểm tra hàng thật/giả. Đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay khách hàng. Tải ngay ứng dụng để trải nghiệm.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Bình chọn
Chia sẻ:
  • Link copied!
Bài viết liên quan
Keo bọt nở PU Foam là gì? Ưu điểm và cách sử dụng keo
Keo bọt nở PU Foam chống thấm là gì? Cách sử dụng thế nào?
04/10/2023
Cách sử dụng Apollo Foam xử lý khe nứt tường cỡ lớn
Cách sử dụng Apollo Foam xử lý khe nứt tường cỡ lớn
14/12/2023
Hướng dẫn sử dụng keo Apollo PU Foam trám lỗ tường máy lạnh
Hướng dẫn sử dụng keo Apollo PU Foam trám lỗ tường máy lạnh
08/03/2024