Phân biệt các loại keo silicon theo thành phần như thế nào?
Nội dung bài viết
- 1. Giới thiệu về keo silicone
- 1.1. Khái niệm về keo silicone
- 1.2. Ứng dụng phổ biến của keo silicon trong cuộc sống
- 2. Cách phân biệt các loại keo silicon theo thành phần
- 2.1. Keo silicone gốc axit
- 2.2. Keo silicone gốc trung tính
- Tổng kết
Keo silicon với thành phần từ các hợp chất đặc biệt, giúp cho việc bít trám, kết dính trên nhiều vật liệu đạt hiệu quả cao. Không những thế, keo silicone còn có thể chống thấm, chống bám bẩn, chịu nhiệt và bền bỉ trong điều kiện thời tiết khác nhau nên chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là xây dựng.
Apollo Silicone cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và bền vững với môi trường. Ngoài ra, các sản phẩm đều được sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu từ các tập đoàn uy tín như Dow Chemical (Hoa Kỳ) và Shin-Etsu (Nhật Bản). Apollo Silicone cũng luôn cải tiến công nghệ sản xuất để mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn đọc cách phân biệt các loại keo silicon phổ biến trên thị trường hiện nay.
1. Giới thiệu về keo silicone
1.1. Khái niệm về keo silicone
Keo silicone có thành phần chính là silicon nguyên sinh, chất xúc tác và các phụ gia. Đây là chất trám kết dính hiệu quả được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng. Loại chất trám này được dùng để bít trám, kết dính các khe hở các bề mặt vật liệu như: nhôm, kính, kim loại, gạch, bê tông,… lại với nhau.
Ở trạng thái ban đầu, chất keo silicon có dạng hồ, hơi lỏng và đóng rắn ngay sau khi tiếp xúc với không khí, quá trình này gọi là sự lưu hoá bề mặt. Sản phẩm này trên thị trường hiện nay rất đa dạng từ dung tích, thương hiệu, chất lượng cho đến giá thành… Bạn có thể lựa chọn và mua một số loại keo Apollo Silicon phổ biến, chất lượng tốt hiện nay như: Apollo Silicone Sealant A500, Apollo Silicone Sealant A600, Apollo Silicone Sealant A300…
Trong thực tế, người dùng thường phân biệt các loại keo silicon theo thành phần hóa học, kích thước, hình dáng của keo để ứng dụng trong các công trình cụ thể.
1.2. Ứng dụng phổ biến của keo silicon trong cuộc sống
Nhờ công dụng đặc biệt với khả năng gắn kết nhiều bề mặt khác nhau, các sản phẩm kết dính, trám bề mặt như Apollo Silicone A300, A500… ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến với nhiều mục đích:
Gắn cửa nhôm, kính,…
Trám trét các vật liệu bằng nhựa, chống thấm.
Kết dính các sản phẩm bằng gỗ như cửa, sàn nhà, bàn ghế,…
Gắn các vật liệu xây dựng như gạch, đá, bê tông, tường nhà bị nứt, vỡ,…
Gắn các thiết bị nhà bếp, nhà vệ sinh, ví dụ như chậu rửa bát, bồn rửa mặt, vòi nước,…
2. Cách phân biệt các loại keo silicon theo thành phần
Phân biệt các loại keo silicon là cách giúp cho bạn có thể tìm được vật liệu phù hợp để kết dính các bề mặt với mức chi phí hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các dòng keo khác nhau, nhưng chủ yếu được phân loại theo thành phần và mục đích sử dụng, bao gồm: keo silicone trung tính, keo silicone gốc axit. Thực tế có khá nhiều thành phần keo silicone, tuy nhiên đây là 2 loại thành phần phổ biến nhất tại Việt Nam và được ứng dụng nhiều trong công trình dân dụng.
Các dòng keo silicon đều có công dụng bít trám, kết dính các vật liệu lại với nhau. Mỗi loại keo sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng dựa vào thành phần hóa chất bên trong. Chúng ta có thể phân biệt các loại keo silicon dựa vào thành phần như sau:
2.1. Keo silicone gốc axit
Keo silicone gốc axit dễ phân biệt bởi có mùi chua nhẹ hơi giống với mùi giấm, do axit axetic tạo ra. Loại keo này có rất nhiều ưu điểm nổi bật như: độ đàn hồi cao, nhanh khô, không bị rạn nứt hay chảy xệ trong quá trình sử dụng, phù hợp và đáp ứng được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Keo silicon gốc axit còn có khả năng thích nghi với môi trường ẩm, tia cực tím,…
Nổi bật hơn hết, keo silicone gốc axit có khả năng bám dính rất tốt ở những bề mặt kính sơn tĩnh điện. Hiệu quả cao nhất đạt được khi thi công ở nền nhiệt -50 độ C đến 150 độ C. Dòng keo này phù hợp để gắn kết các vật liệu silic như kính, gạch men, các loại đồ gốm,…
Trong quá trình sử dụng, keo silicon axit có thể khiến đá tự nhiên bị đổi màu, ăn mòn một số bề mặt kim loại,… người dùng nên cân nhắc để sử dụng cho các loại vật liệu phù hợp.
2.2. Keo silicone gốc trung tính
Keo silicone trung tính là giải pháp giải quyết các hạn chế của keo silicone gốc axit. Khi quá trình lưu hóa diễn ra, loại keo này sẽ giải phóng một số chất không chứa axit, không ăn mòn các bề mặt. Keo silicon trung tính an toàn cho người sử dụng, không có mùi khó chịu như các loại keo thông thường.
Những ưu điểm nổi bật của keo silicone trung tính:
Khả năng chống chịu nhiệt tốt (Apollo Silicone A500 có thể chịu được nhiệt độ lên đến 150 độ C và đặc biệt dòng sản phẩm A600 có khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ C), chống ẩm, chống nước bền bỉ theo thời gian, ngăn chặn tình trạng nấm mốc.
Khô nhanh vượt trội, độ đàn hồi cao, độ bám chắc tốt, không bị biến dạng hay ố vàng trong quá trình sử dụng.
Bền theo năm tháng, không bị ăn mòn kể cả khi có hóa chất tiếp xúc.
Cấu tạo dạng lỏng, dễ thi công, đáp ứng được cả những vị trí, kẽ hở, lỗ thủng lớn.
Với những ưu điểm nổi bật kể trên, có thể bám dính trên mọi vật liệu, keo silicone trung tính có thể ứng dụng cho tất cả các bề mặt, kể cả những công trình ngoài trời chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Tổng kết
Có thể thấy các loại keo silicon kể trên đều có khả năng gắn kết, bít trám vật liệu cực kỳ tốt. Để tối ưu tác dụng của từng loại, bạn nên cân nhắc, xem xét chất liệu của bề mặt trước để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Apollo Silicone luôn nỗ lực cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Mong rằng với những chia sẻ tại bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm và dễ dàng phân biệt các loại keo silicon đang bán trên thị trường. Đừng quên lựa chọn keo Apollo với các dòng sản phẩm chuyên kết dính, trám kẽ hở như Apollo Silicone Sealant A300, Apollo A500, Apollo A600… với giá thành hợp lý để đảm bảo chất lượng cho các công trình.
Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):
Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.
Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.
- Link copied!
- 1. Giới thiệu về keo silicone
- 1.1. Khái niệm về keo silicone
- 1.2. Ứng dụng phổ biến của keo silicon trong cuộc sống
- 2. Cách phân biệt các loại keo silicon theo thành phần
- 2.1. Keo silicone gốc axit
- 2.2. Keo silicone gốc trung tính
- Tổng kết