Kinh nghiệm sử dụng
/images/faq/banner.jpg
05/03/2024

Cách sử dụng keo Apollo Silicone lắp đặt phào (len) chân tường hiệu quả

Phào chân tường hay len chân tường là một vật liệu trang trí rất phổ biến trong việc thiết kế nội thất. Đặc biệt với những hộ gia đình sử dụng sàn gỗ thì phào chân tường không thể thiếu.

Nội dung bài viết

  • 1. Phào chân tường là gì? 
  • 2. Hướng dẫn cách sử dụng keo Apollo Silicone lắp đặt phào chân tường
    • 2.1 Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
    • 2.2 Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện
  • 3. Những lưu ý cần biết trong quá trình lắp đặt
  • 4. Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng keo Apollo Silicone để lắp đặt phào chân tường một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Phào chân tường là gì? 

Phào chân tường, một loại nẹp dùng để ốp nối giữa sàn nhà và tường, không chỉ giúp che đi các khuyết điểm tại các khe tường và khoảng trống của sàn, mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho tường. 

Với thiết kế đa dạng về màu sắc và kích thước, phào chân tường thường được ứng dụng như một vật liệu tạo điểm nhấn trong trang trí nội thất. Thông thường độ cao tiêu chuẩn của phào chân tường là 8cm.

Phào chân tường là vật liệu giúp tạo điểm nhấn cho không gian nhà ở

Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã phào chân tường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: phào gỗ tự nhiên, phào gỗ công nghiệp, phào nhựa…Thông thường mọi người sẽ chọn phào chân tường phù hợp với vật liệu lát sàn. 

2. Hướng dẫn cách sử dụng keo Apollo Silicone lắp đặt phào chân tường

Trong nội dung sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các loại keo Apollo Silicone để lắp đặt phào chân tường. 

2.1 Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết

Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bao gồm: 

2.2 Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện

Đầu tiên bạn sử dụng thước đo chiều dài chân tường cần được ốp và cắt phào chân tường một đoạn tương ứng. Lưu ý 2 thanh được ốp chung 1 góc tường thì cần ghép lần lượt: 1 góc 30 độ và 1 góc 45 độ, cách này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho vị trí góc tường. 

Cần lưu ý điều chỉnh kích thước tại những vị trí góc tường 

Tiếp theo, ta cần vệ sinh vị trí chân tường và bề mặt thanh phào cần ốp để nâng cao hiệu bám dính. Sử dụng keo dán đa năng Apollo Bond để dán cố định phào chân tường thay cho đinh vít, bạn nên bôi keo theo theo hình ziczac để tăng hiệu quả dán dính. 

Sử dụng Apollo Bond để dán cố định vật liệu thay cho đinh vít thông thường
Sử dụng Apollo Bond để dán cố định vật liệu thay cho đinh vít thông thường

Sau khi chờ khoảng 5 - 15 phút để chất keo dán được khô hoàn toàn, thì ta tiến hành trám kín khe hở giữa tường và len chân tường. Ở bước này bạn có thể linh hoạt lựa chọn một trong các sản phẩm trám trét sau: 

  • Keo Apollo A500 mang lại khả năng trám kín, chống thấm cực tốt.

  • Keo Apollo A100 đáp ứng khả năng sơn phủ, đem lại màu sắc đồng nhất cho bề mặt. Lưu ý tránh sử dụng Apollo Acrylic A100 tại những vị trí ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước. 

  • Keo Apollo A600 phù hợp cho những công trình yêu cầu độ thẩm mỹ cao. 

Cuối cùng là chờ cho keo Apollo Silicone được khô hoàn và tiến hành đưa vào sử dụng. 

>>> Tìm hiểu thêm: Apollo Silicone Sealant A300 kết dính tốt với mọi loại vật liệu mà không cần sử dụng sơn lót

3. Những lưu ý cần biết trong quá trình lắp đặt

Để lắp đặt phào chân tường một cách hiệu quả và tạo nên sản phẩm cuối cùng thật sự ấn tượng, bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Lựa chọn chất keo silicon chính hãng để đảm bảo chất lượng bám dính của phào chân tường. 

  • Lựa chọn màu sắc phù hợp. Apollo Silicone A500 với 8 màu sắc khác nhau sẽ đáp ứng tốt nhu cầu này.

  • Khi sử dụng đinh, hãy đóng chúng vào tường, không đóng vào sàn.

  • Đặt phào tường một chút cao hơn so với sàn để tránh làm xước và kẹt sàn.

4. Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng keo Apollo Silicone để lắp đặt phào chân tường. Hy vọng với những nội dung này, bạn đã tự tin hơn trong việc thi công phào chân tường làm mới không gian nhà ở của mình. 

Trong suốt quá trình đồng hành cùng hàng nghìn công trình xây dựng, chúng tôi khẳng định rằng chất lượng của thành phẩm không chỉ phụ thuộc vào việc chọn vật liệu tốt, mà còn cần đến loại keo trám trét, kết dính chất lượng. Với Apollo Silicone, bạn sẽ có được sự kết dính tốt nhất cho dự án của mình. Chúng tôi tự hào mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và bền lâu. Hãy cùng Apollo Silicone tạo nên những công trình ấn tượng.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

(1 đánh giá)
Chia sẻ:
  • Link copied!
Đóng góp ý kiến (0)
Bài viết liên quan
3 Loại keo dán kính bể cá chuyên dụng bền chắc nhất
3 Loại keo dán kính bể cá chuyên dụng bền chắc nhất
24/09/2023
Hướng dẫn cách sử dụng keo Apollo trên từng vật liệu
Hướng dẫn cách sử dụng keo Apollo trên từng vật liệu
19/09/2023
keo trám bồn rửa chén Apollo Silicone A500
Khắc phục bồn rửa chén bị rò rỉ bằng keo trám bồn rửa chén Apollo Silicone A500
29/12/2023
Nội dung bài viết
  • 1. Phào chân tường là gì? 
  • 2. Hướng dẫn cách sử dụng keo Apollo Silicone lắp đặt phào chân tường
    • 2.1 Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
    • 2.2 Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện
  • 3. Những lưu ý cần biết trong quá trình lắp đặt
  • 4. Tổng kết